Mẫu phiếu bầu cử Ban thanh tra nhân dân 2024 mới nhất

Tải về

Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu phiếu bầu cử Ban thanh tra nhân dân chuẩn nhất mà chúng tôi sưu tầm và đăng tải sau đây. Mẫu dùng để bỏ phiếu bầu các thành viên của Ban thanh tra nhân dân. Mời các bạn tham khảo và tải về.

Mẫu phiếu bầu ban thanh tra nhân dân là mẫu văn bản do Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành cho người dân để bầu cử thanh tra nhân dân theo đúng trình tự và thủ tục được pháp luật quy định.

1. Mẫu phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân 2024

Với mẫu phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân đơn giản do Hoa Tiêu cung cấp, các bạn có thể tải về MIỄN PHÍ theo đường liên kết trong bài viết, sau đó in ra để viết tay hoặc trực tiếp sử dụng, đánh máy trên trang mẫu dưới đây.

Mẫu phiếu bầu cử Ban thanh tra nhân dân
Mẫu phiếu bầu cử Ban thanh tra nhân dân

CẤP TRÊN TRỰC TIẾP ....................
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU BẦU CỬ
BAN THANH TRA NHÂN DÂN

NHIỆM KỲ .....................

STT

Họ và tên

Chức vụ

Đồng ý

Không đồng ý

1
2
3
4
...

Chú ý:

  • Việc bầu cử ban thanh tra nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
  • Danh sách bầu cử được in trên phiếu bầu.
  • Đóng dấu treo của BCH CĐCS vào phiếu bầu.
  • Nhiệm kỳ ban TTND: 2 năm.
  • Ban chấp hành CĐCS ban hành Quyết định công nhận và chỉ đạo hoạt động của Ban TTND.

2. Mẫu phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân trường học

Nội dung mẫu phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân tại trường học mời bạn cùng tham khảo tại đây. Các bạn có thể chỉnh sửa biên bản trên trang dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

PHÒNG GD&ĐT .........................

TRƯỜNG.....................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU BẦU CỬ
BAN THANH TRA NHÂN DÂN

NHIỆM KỲ ....................

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tín nhiệm bầu

Không tín nhiệm

Chú ý:

  • Việc bầu cử ban thanh tra nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
  • Danh sách bầu cử được in trên phiếu bầu

3. Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân

Đây là mẫu được sử dụng sau khi đã tổ chức bỏ phiếu kiến xong, khi này cần kiểm phiếu để xác định thành viên mới của Ban thanh tra nhân dân.

Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ biên bản kiểm phiếu bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân chuẩn nhất cho bạn đọc, mời các bạn cùng tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU BẦU
THÀNH VIÊN BAN THANH TRA NHÂN DÂN

Hồi .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm 20...., Ban kiểm phiếu bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân tại ấp hoặc tổ dân phố ............(1), gồm các ông bà có tên sau đây :

1.- Ông (bà) ..............................................., Tổ trưởng;

2.- Ông (bà) ..............................................., Thư ký;

3.- Ông (bà) ..............................................., Tổ viên;

Đã tiến hành kiểm phiếu bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

Trước khi Ban kiểm phiếu mở hòm phiếu, Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu đã tuyên bố kết thúc việc bỏ phiếu và mời hai cử tri, không phải là người ứng cử có mặt tại Hội nghị chứng kiến việc kiểm phiếu là:

1. Ông (bà) ...................................., nơi cư trú (nơi ở hiện nay) .....................................

2. Ông (bà) ...................................., nơi cư trú (nơi ở hiện nay) .....................................

Kết quả kiểm phiếu như sau :

- Tổng số cử tri (hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) của ấp hoặc tổ dân phố có ............ người.

- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu ............ người, bằng ............ % tổng số cử tri.

Vắng ............, người có lý do ............

- Số phiếu phát ra: ............ phiếu

- Số phiếu thu về: ............. phiếu

- Số phiếu hợp lệ: ............ phiếu

- Số phiếu không hợp lệ: ............ phiếu

- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử như sau :

1. Ông (bà) ....................................... được ......... phiếu; đạt tỷ lệ ......... %

2. Ông (bà) ....................................... được ......... phiếu; đạt tỷ lệ ......... %

Biên bản kết thúc lúc .... giờ .... phút cùng ngày. Ðã công bố nội dung biên bản trước toàn thể Hội nghị cử tri. Biên bản lập thành 03 bản có nội dung như nhau, gửi đến Ban Thường trực UBMTTQ xã, phường, thị trấn 01 bản; Trưởng Ban công tác Mặt trận và Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố mỗi người giữ 01 bản.

Hai cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Các thành viên Tổ kiểm phiếu
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú: (1) Ghi rõ tên ấp hoặc tổ dân phố

4. Mẫu biên bản bầu Trưởng Ban thanh tra nhân dân 2024

Mời các bạn cùng tham khảo mẫu biên bản bầu Trưởng Ban thanh tra nhân dân ngắn gọn nhất được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây. Mẫu biên bản sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như: Thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họi, thành phần tham gia, các nội dung diễn ra trong cuộc bầu cử và xác nhận bằng chữ ký, ghi họ tên đầy đủ của thành viên tham dự và Chủ tịch Công đoàn.

Mời bạn cùng sử dụng mẫu biên bản dưới đây bằng cách tải về MIỄN PHÍ file Word, PDF theo đường liên kết đính kèm trong bài viết.

CÔNG ĐOÀN .......................
CĐCS ......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP BẦU TRƯỞNG BAN THANH TRA NHÂN DÂN
NHIỆM KỲ 20.... - 20....

I. Thời gian: Lúc ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm ...............

II. Địa điểm: ........................................................................................

III . Thành phần tham gia:

1. Đ/c .............................................. : Bí thư Chi bộ

2. Đ/c .............................................. : Chủ tịch Công đoàn (Chủ trì)

3. Đ/c .............................................. : Thành viên ban TTND nhiệm kỳ 20.... - 20....

4. Đ/c .............................................. : Thành viên Ban TTND nhiệm kỳ 20.... - 20....

5. Đ/c .............................................. : Thành viên ban TTND nhiệm kỳ 20.... - 20....

IV. Nội dung: Bầu Trưởng ban TTND nhiệm kỳ 20.... - 20....

Theo kết quả bầu cử trong Hội nghị CBCC, VC năm học 20.... - 20... ngày ................... ban thanh tra nhân dân ........................... nhiệm kỳ 20.... - 20... gồm các đồng chí sau:

1. ................................................................

2. ................................................................

3. ................................................................

Nay BCH Công đoàn trường đã tổ chức họp ban TTND để tiến hành bầu trưởng ban bằng hình thức bỏ phiếu kín giữa 3 Đ/c trên.

Dưới sự chứng kiến của các Đ/c có trong cuộc họp, tiến hành bầu với kết quả bầu trưởng ban như sau:

1. ............................................: ......../........ (Phiếu)

2. ............................................: ......../........ (Phiếu)

3. ............................................: ......../........ (Phiếu)

4. Kết quả cuối cùng Đ/c .............................. được bầu làm trưởng ban TTND .......................... nhiệm kỳ 20.... - 20.... với số phiếu bầu là: ......../........

Cuộc họp kết thúc lúc ........ giờ ........... phút cùng ngày.

Thành viên dự họp
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch Công Đoàn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Quy trình bầu Trưởng Ban thanh tra nhân dân

Theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 59/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo đó, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Tại Khoản 4 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (trong đó có bầu Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị) lần lượt thực hiện theo trình tự như sau:

1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo;

2. Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị; kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;

3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);

4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;

5. Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;

6. Hội nghị quyết định nội dung bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị và các nội dung khác (nếu có);

7. Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;

8. Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;

9. Thông qua nghị quyết hội nghị.

5. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân

Căn cứ theo Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, để trở thành thành viên của Ban thanh tra nhân dân, ứng cử viên phải có tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

  • Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
  • Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
  • Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

6. Vai trò của Ban thanh tra nhân dân

Vai trò của Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 2 Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân như sau:

Điều 2. Vai trò của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đ ấ u tranh phòng, ch ố ng tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quy ề n và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trên đây là các mẫu phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban Thanh tra nhân dân 2024 mới nhất cũng như Biên bản kiểm phiếu bầu sau khi bỏ phiếu kín do Hoatieu.vn tổng hợp.

Ngoài ra, mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thủ tục hành chính trong mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
7 35.396
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm