Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác người khuyết tật

Tải về

Mẫu báo cáo về kết quả thực hiện công tác người khuyết tật là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về kết quả thực hiện công tác người khuyết tật. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, kết quả thực hiện... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Báo cáo 10 năm thực hiện luật người khuyết tật

I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật của địa phương

- Nhà trường đã nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện luật người khuyết tậttới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường. Phổ biến chủ trương giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật trong các buổi họp phụ huynh học sinh (phụ lục 1).

2. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật được tổ chức trực tiếp tới 100% cán bộ , giáo viên, nhân viên nhà trường hàng năm thông qua các buổi họp hội đồng đầu năm học (Tổng số 6 đợt);

- Công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật trong nhà trường đảm bảo duy trì dều đặn và kịp thời.

3. Tình hình xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án, chương trình trợ giúp người khuyết tật

- Nhà trường đã xây dựngkế hoạchvà triển khaihiệu quả chương trình giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật.

II. KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1. Giáo dục đối với người khuyết tật

1.1. Triển khai các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật

- Tình hình tổ chức giáo dục hòa nhập: Nhà trường tiếp nhận 100% học sinh ở diện khuyết tật đã hoàn thành chương trình tiểu học và phân bổ vào các lớp học hòa nhập.

1.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật tham gia giáo dục

- Ưu tiên trong tuyển sinh: ưu tiên tuyển sinh với học sinh diện khuyết tật trên địa bàn có đủ hồ sơ.

- Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh khuyết tật có đủ hồ sơ hợp lệ

- Tặng quà, sách vở, đồ dùng học tậpnhân dịp lễ tết.

1.3. Thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả GVCN về công tác giáo dục hòa nhập 1 lần/năm học; Thường xuyên giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong đội ngũ GVCN có học sinh học hòa nhập.

- Chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi: Chưa có

1.4. Thực trạng tham gia giáo dục của người khuyết tật

- 100% học sinh khuyết tật tham gia hiệu quả chương trình giáo dục hòa nhập.

1.5. Các khó khăn, tồn tại, bất cập và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về giáo dục đối với người khuyết tật trong Luật Người khuyết tật.

- Khó khăn, tồn tại, bất cập:

+ Học sinh khuyết tật thường gặp khó khăn trong giao tiếp ứng xử và tiếp thu kiến thức. Đôi lúc các em không kiểm soát được hành vi gây ảnh hưởng đến bản thân, tập thể lớp và chất lượng học tập. Trong khi đó, giáo viên và nhân viên của trường thường không có đủ lực lượng để thường xuyên theo sát, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

+ Nhiều giáo viên giảng dạy và GVCN chưa được tập huấn thường xuyên về công tác giáo dục khuyết tật nên thường gặp khó khăn trong quản lý và giảng dạy lớp có học sinh học hòa nhập, đặc biệt là xử lý các tình huống học sinh tăng động.

+ Nhà trường không có biên chế nhân viên y tế cũng là một khó khăn lớn trong việc theo dõi sức khỏe và xử lý các tình huống xảy ra của học sinh nói chung và HSKT nói riêng

+ Nguồn kinh phí để chi hỗ trợ cho GV tham gia giảng dạy các lớp học hòa nhập còn khó khăn.

+ Một số phụ huynh chưa hợp tác trong việc quản lý và theo dõi , khám sức khỏe định kỳ cho con.

2. Đánh giá chung về việc triển khai thực hiện các quy định của Luật người khuyết tật. Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Người khuyết tật và kiến nghị, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Người khuyết tật 2010

2.1. Đánh giá tình hình thực hiện Luật Người khuyết tật

Nhà trường đã thực hiện hiệu quả chương trình tiếp nhận và giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

2.2. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Người khuyết tật

- Đề nghị có chế độ khám sức khỏe và khám chuyên sâu định kỳ hàng năm miễn phí dành cho trẻ khuyết tật.

- Ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục để xét duyệt, phân loại các trường hợp tham gia học hòa nhập cho hiệu quả.

- Cho phép các nhà trường có học sinh học hòa nhập được biên chế hoặc hợp đồng nhân viên y tế, nhân viên làm công tác tư vấn hoặc quản sinh.

- Đề nghị có chế độ cho giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

GIAI ĐOẠN.......

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Số liệu

A

Chỉ tiêu chung

Người

Nữ

Tổng số

B

Chỉ tiêu theo lĩnh vực/ngành

B3

Giáo dục-Đào tạo

B3.1

Số cơ sở giáo dục chuyên biệt

Cơ sở

B3.2

Số trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

T.Tâm

B3.3

Số cơ sở giáo dục phổ thông có tổ chức giáo dục hòa nhập

Lớp

06

B3.3.1

Số giáo viên tham gia dạy trẻ khuyết tật theo phương thức hòa nhập trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Người

42

45

B3.4

Số trẻ em khuyết tật đi nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non

Trẻ em

B3.5

Số trẻ khuyết tật học Tiểu học

Trẻ em

B3.6

Số trẻ khuyết tật học Trung học cơ sở

Trẻ em

01

06

B3.7

Số trẻ khuyết tật học Trung học phổ thông

Trẻ em

B3.8

Số trẻ khuyết tật đang học trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt

Trẻ em

2. Báo cáo kết quả thực hiện công tác người khuyết tật

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ....../BC- .......

…….., ngày ….. tháng…..năm ……

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
NĂM……….

(Dùng cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương)

I. Kết quả thực hiện

1. Công tác chỉ đạo, điều hành.

2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

3. Tuyên truyền, phổ biến Công ước và pháp luật liên quan đến người khuyết tật.

4. Kết quả thực hiện trợ giúp người khuyết tật thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.

5. Kinh phí thực hiện.

II. Đánh giá chung

1. Ưu điểm.

2. Tồn tại, hạn chế.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

III. Kế hoạch thực hiện năm tiếp theo

1. Các nhiệm vụ trọng tâm.

2. Giải pháp thực hiện.

IV. Kiến nghị

1. Đối với Chính phủ và Bộ ngành.

2. Đối với các địa phương.

Nơi nhận:
- ……..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 9.133
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác người khuyết tật
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm