Mẫu báo cáo đánh giá chất lượng dạy học 2 buổi/ngày

Mẫu báo cáo về việc đánh giá chất lượng dạy học 2 buổi/ngày

Mẫu báo cáo về việc đánh giá chất lượng dạy học 2 buổi/ngày là mẫu bản báo cáo được lập ra để đánh giá về chất lượng dạy học 2 buổi/ngày. Mẫu báo cáo nêu rõ thông tin thực trạng dạy học, những khó khăn trong công tác dạy học 2 buổi/ngày. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo về việc đánh giá chất lượng dạy học 2 buổi/ngày như sau:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: ................

.........., ngày...tháng...năm...

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY

I. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ

1. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên

+ Tổng số CBGV-NV : ............

+ Trong đó: Quản lí: ...............

GV đứng lớp: .............

GVTPT Đội: ..............

Nhân viên: .................

Nhân viên bảo vệ (HĐ): ...............

2. Tình hình học sinh

Huy động tốt số trẻ trên địa bàn đến trường, tổ chức tốt Khai giảng năm học ..................... và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường .............

+ Tình hình số lượng HS:

Đầu năm:........... HS/......... lớp

Cuối năm ...... HS/..... lớp

II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY TẠI ĐƠN VỊ

1. Số lớp, số học sinh học 2 buổi/ngày, tỉ lệ so với số lớp, số học sinh toàn trường:

- Tổng số lớp học 2 buổi/ngày: 10/14 lớp (chiếm tỉ lệ: 71,4%)

- Tổng số HS học 2 buổi/ngày: 295/430 HS (chiếm tỉ lệ: 68,6%)

2. Nội dung, chương trình đang thực hiện đối với lớp 2 buổi/ngày (thời lượng, môn học, giáo dục kĩ năng sống,…)

Nhà trường thực hiện việc bố trí thời khóa biểu và chương trình đối với các lớp học 2 buổi/ngày cụ thể như sau:

- Buổi thứ nhất (chính khóa): Cơ bản về nội dung chương trình các tiết học chính được bố trí vào buổi học này với thời lượng 4 tiết/buổi. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường có lồng ghép một số tiết Toán, Tiếng Việt để GVCN có điều kiện rèn luyện thêm cho HS.

- Buổi thứ 2 (ngoại khóa): Đa số học sinh học các môn đặc thù trong chương trình, một số môn học khác, một số tiết Toán, Tiếng Việt tăng cường (không phải GVCN dạy) và một số tiết dạy về hoạt động Đội - Sao. Thời lượng giảng dạy ở buổi 2 này từ 3 - 4 tiết/buổi. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường bố trí các tiết Âm nhạc, Mĩ thuật tăng cường và bố trí một buổi chiều thứ Năm hàng tuần để xen kẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục kĩ năng sống như: Vẽ tranh, Đố vui để học, Rung chuông vàng, Kể chuyện về Bác Hồ, Hội thao Nghi thức Đội, bóng đá, trò chơi dân gian,... và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của giáo viên.

3. Hình thức tổ chức dạy học buổi thứ hai (học theo lớp, theo nhu cầu, câu lạc bộ, bán trú,…)

Hình thức tổ chức dạy học buổi thứ 2 chủ yếu theo lớp, một số hoạt động ngoại khóa theo nhóm lớp, khối, liên khối.

4. Việc bố trí giáo viên dạy các môn ở buổi 2: Chủ yếu các giáo viên đặc thù, giáo viên Tổng phụ trách và giáo viên dôi dư (ngoài GV 1-1) dạy ở buổi này. Ngoài ra, một số hoạt động ngoại khóa là sự phối hợp giữa GVCN với các giáo viên đặc thù để xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo HS được tham gia hoạt động ngoại khóa theo đúng quy định.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

1. Về nội dung, chương trình

- Những khó khăn và nguyên nhân:

+ Chúng ta đã nhiều lần thực hiện giảm tải nội dung nhưng nội dung chương trình chính khóa (bắt buộc phải hoàn thành theo chuẩn kiến thức kĩ năng) ở các lớp 4,5 vẫn còn nặng và dài, nhiều lượng kiến thức cần phải cung cấp cho HS trong khi thời lượng mỗi tiết dạy hạn chế (trung bình khoảng 35 phút/tiết).

+ Nội dung, chương trình chỉ mới giảm một số yêu cầu về kiến thức chứ chưa giảm nguyên một phần nào đó về kiến thức mà học sinh phải học. Từ đó HS nắm kiến thức không sâu.

- Những giải pháp đã thực hiện:

+ Công tác tuyên truyền chủ trương của cấp trên về dạy học 2 buổi/ngày: Ngay từ đầu năm, thông qua họp CMHS đầu năm nhà trường đã tuyên truyền về nội dung chương trình và hiệu quả của việc học 2 buổi/ngày đến tận cha mẹ và HS.

+ Đổi mới và nâng cao chất lượng học 2 buổi/ngày: Xác định rõ mục đích yêu cầu của việc dạy học 2 buổi/ngày để xây dựng thời khóa biểu, nội dung chương trình dạy học cho buổi 2 đảm bảo nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện và nâng cao hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

+ Chỉ đạo đội ngũ CBGV,NV trong nhà trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong buổi 2 mà chú trọng đổi mới các tiết tăng cường. Tránh gò bó, nặng nề trong việc học tập các kiến thức mà tạo sự thoải mái, sự hứng thú học tập các nội dung trong buổi 2.

2. Về phía nhà trường

- Những khó khăn và nguyên nhân:

+ Khó khăn trong lĩnh vực thực hiện các văn bản chỉ đạo về biên chế, định biên nhân sự do Bộ GD&ĐT quy định.

+ Quy mô trường lớp: Quy mô trường lớp có ảnh hưởng đến việc sắp xếp thời khóa biểu, nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như: phòng chức năng, đa chức năng, thiết bị vận động ngoài trời cho HS tiểu học còn thiếu.

+ Phòng học hiện đang sử dụng khá chật hẹp, trong khi học sinh đông (>30 HS/lớp). Bàn ghế, tủ chiếm chỗ nhiều nên diện tích trống cho HS đi lại, vận động ít.

- Những giải pháp đã thực hiện:

+ Công tác giáo dục tư tưởng cho GV: Thường xuyên giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho giáo viên. Mỗi một giáo viên đều biết nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo các chuyên đề cụ thể. Lồng ghép các cuộc vận động của ngành với việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Bố trí đội ngũ CBGV phù hợp theo biên chế được giao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho người học, nâng cao được hiệu quả dạy học buổi 2.

+ Sắp xếp thời khóa biểu hợp lí, bố trí giáo viên dạy đủ tiết theo quy định, trong đó tăng cường các nội dung GD kĩ năng sống nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Tích cực chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc đổi mới cách đánh giá, xếp loại học sinh theo tinh thần Thông tư 30 đảm bảo đúng mục đính và nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Tăng cường kiểm tra giờ dạy trên lớp các tiết dạy buổi 2; Xây dựng chuyên đề đổi mới hình thức, phương pháp dạy học buổi 2.

3. Về phía gia đình

- Những khó khăn và nguyên nhân:

+ Một số CMHS đi làm ăn xa, làm công nhân ở khu công nghiệp nên việc đưa đón HS gặp khó khăn.

+ Điều kiện của trường và phụ huynh còn khó khăn nên chưa tổ chức được bán trú cho HS.

- Những giải pháp đã thực hiện

+ Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, tính cần thiết trong nội dung, chương trình dạy học 2 buổi/ngày để phụ huynh hiểu rõ.

+ Không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để tạo sự tin tưởng cho phụ huynh.

+ Thường xuyên chỉ đạo GVCN làm tốt công tác phối kết hợp giáo dục với gia đình.

4. Về phía học sinh

- Những khó khăn và nguyên nhân:

+ Khoảng cách giữa trường và của một số HS khá xa nên thời gian nghỉ trưa của các em ít.

- Những giải pháp đã thực hiện

+ Tăng cường công tác khuyến học để động viên khích lệ những học sinh còn nghèo, học sinh khó khăn.

+ Tạo nhiều sân chơi bổ ích nhằm thu hút học sinh đến trường.

5. Về phía giáo viên

- Những khó khăn và nguyên nhân:

+ Giáo viên phải đi nhiều buổi trong tuần, số tiết giữa các buổi không đồng đều.

+ Một số giáo viên do nhận thức chưa sâu sắc về chủ trương chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày nên còn ngại dạy buổi 2 và thiếu linh hoạt, sáng tạo trong một số tiết học buổi 2.

- Những giải pháp đã thực hiện:

+ Chú trọng chi đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt nhằm tạo hứng thú, chủ động học tập cho học sinh trong quá giảng dạy.

+ Tích cực thực hiện đổi mới cách đánh giá, xếp loại học sinh theo tinh thần Thông tư 30 đảm bảo đúng mục đính và nguyên tắc đánh giá để học sinh ngày càng tiến bộ.

+ Tạo môi trường thân thiện, trong đó chú trọng xây dựng lớp học thân thiện.

+ Làm tốt công tác phối kết hợp giữa CMHS và GVCN.

IV. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI LỚP HỌC 2 BUỔI/NGÀY

1. So sánh và đánh giá chất lượng các lớp học 2 buổi/ngày (có bảng tổng hợp chất lượng giáo dục học sinh trong 3 năm học gần nhất).

Năm học

TSHS
toàn trường

HS được học 2 buổi/ngày

HS được học 1 buổi/ngày

So sánh

Tổng số

Giỏi

Khá

Yếu

Tổng số

Giỏi

Khá

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

- Qua bảng tổng hợp kết học tập 3 năm học liên tiếp trên cho thấy kết quả học sinh học 2 buổi/ngày có tỉ lệ khá giỏi cao hơn học sinh học 1 buổi/ngày và tỉ lệ học sinh yếu cũng ít hơn. Cụ thể:

2. Nhận định một cách khách quan, trung thực hiệu quả chất lượng các lớp học 2 buổi/ngày.

- Ưu điểm:

+ Về chất lượng giáo dục: Học sinh được đến trường nhiều hơn, được học tập và rèn luyện nhiều hơn nên chất lượng học tập và rèn luyện các kĩ năng sống được nâng lên.

- Khuyết điểm:

+ Do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn hạn chế nên hiệu quả học 2 buổi/ngày chưa cao.

+ Định biên biên chế giáo viên quy định tại Thông tư 35 chưa phù hợp với mục đích, yêu cầu về giáo dục toàn diện và một số đề án và như: đề án dạy ngoại ngữ cho HS tiểu học, dạy tin học, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

+ Học sinh học 2 buổi/ngày thì phải được bán trú mới đem lại hiệu quả cao, thuận tiện cho các hoạt động góp phần nâng cao lượng buổi 2 như: HS có thời gian nghỉ trưa, bố mẹ đỡ đưa đón, có cơ hội hoạt động tập thể,....

Tóm lại: Thực hiện việc dạy học 2 buổi/ngày hiện nay nếu chúng ta chưa khắc phục được những khuyết điểm trên thì đối với phụ huynh học sinh còn gặp khó khăn, vất vả như: thời gian nghỉ trưa, việc đưa đón con em, những em nhà ở xa trường,... nhưng đối với nhà trường thì học sinh được học 2 buổi/ngày sẽ có chất lượng giáo dục cao hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần giải quyết được tồn tại, khuyết điểm này thì hiệu quả dạy học 2 buổi/ngày sẽ cao hơn.

V. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đối với Phòng, Sở GD&ĐT

- Có kế hoạch đầu tư “hiện đại hóa trường, lớp học”, tăng cường đầu tư trang thiết bị vận động ngoài trời cho học sinh.

- Đề xuất xây thiết kế mẫu phòng học rộng hơn. (tham khảo mẫu phòng học của Trường Quốc học Huế (gần 1/3 phòng học phía trong dùng để tủ học liệu, để HS có thể đi lại vận động thoải mái).

- Tham mưu với Bộ GD&ĐT điều chỉnh Thông tư 35 về biên chế nhân sự cho các trường để tăng giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên dạy tin học.

2. Đối với địa phương

- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường đó là: bồi lấp ao hồ quanh trường, nâng cấp sân vận động.

- Tiếp tục làm tốt công tác khuyến học, công tác xã hội hóa giáo dục để thực hiện bán trú dân nuôi cho các lớp học 2 buổi/ngày trong những năm học đến nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Mẫu báo cáo về việc đánh giá chất lượng dạy học 2 buổi/ngày

Mẫu báo cáo về việc đánh giá chất lượng dạy học 2 buổi/ngày

Đánh giá bài viết
1 3.482
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi