Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày năm học 2019-2020

Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày

hoatieu.vn mời các bạn tham khảo mẫu kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày năm học 2019-2020 trong bài viết này. Mẫu kế hoạch sẽ đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới và tình hình học sinh, giáo viên, cán bộ trong nhà trường thực hiện kế hoạch.

UBND ………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …/KH-

………, ngày … tháng 9 năm 20…

KẾ HOẠCH

DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY – NĂM HỌC …-…

Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

Căn cứ vào Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

Căn cứ vào công văn số 3078/GDĐT –TH ngày 12 tháng 09 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tổ chức dạy 2 buổi/ngày của các trường tiểu học;

Căn cứ vào công văn số ………….. ngày …/…/… của phòng GD&ĐT ……….. về hướng dẫn tổ chức dạy 2 buổi/ngày của các trường tiểu học;

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học …-… của trường Tiểu học ……………;

Trường Tiểu học ................. xây dựng kế hoạch dạy hai buổi/ngày với những nội dung sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, THUẬN LỢI KHÓ KHĂN

1. Đặc điểm tình hình

1.1. Thống kê tình hình trường lớp, học sinh

Nội dung

Tổng số

Khối lớp

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tổng số lớp

Tổng số HS

Nữ

HS Lưu ban

HS Mới tuyển

Tổng số HS học 2 buổi / ngày

Tổng số HS học Tin học tự chọn

Tổng số HS học Tiếng Anh theo đề án của Bộ

1.2. Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường

* Tổng số CB-GV-NV: … - Nữ: … Trong đó:

  • CBQL: … - Nữ : …
  • GV: … - Nữ: …; Cụ Thể:
    • Giáo viên chủ nhiệm: …
    • Giáo viên chuyên trách: … (… GV Âm nhạc; … TPT kiêm GV Mĩ thuật; … GV Tiếng Anh (… thỉnh giảng); … GV Tin học, … GV Thể dục, … GV Phổ cập).
    • Tỷ lệ giáo viên hiện có là … GV/lớp. Giáo viên của trường đạt chuẩn 21/21, tỉ lệ 100%
  • NV: … - Nữ: …; Cụ Thể: Kế toán: …; YTHĐ: …; QLPM kiêm Văn thư: …; Thư viện – Thiết bị: …; Phục vụ: …; Bảo vệ: …)

* Thống kê trình đ đào tạo:

Chức vụ

Tổng số

Đảng viên

Trình độ chuyên môn

Trình độ chính trị

Ghi chú

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Trung cấp

Sơ cấp

BGH

GV

TPT Đội

NV

Cộng

2. Cơ sở vật chất nhà trường

Diện tích khuôn viên khu học mới: ...m2. Trung bình …m2/học sinh.

Số phòng học: … lớp. Trong đó phòng học kiên cố … phòng.

DT trường

Số lớp học

Số phòng thí nghiệm

Số phòng nghe nhìn

Số phòng học vi tính

Só phòng khác

Diện tích nhà ăn

Diện tích khu bán trú

Điều kiện giảng dạy các lớp năng khiếu:

  • Phòng học năng khiếu: đảm bảo

Điều kiện giảng dạy các lớp khác:

  • Nhà đa năng: đảm bảo
  • Phòng thực hành: đảm bảo
  • Phòng bộ môn: đảm bảo
  • Phòng dạy Tin học: đảm bảo

Tình trạng phòng học: Tốt.

Đầu tháng 10, nhà trường sẽ chuyển về cở sở mới xây dựng đầy đủ các phòng chức năng đảm bảo cho công tác dạy học 2 buổi/ngày.

Nhà trường đã sắp xếp và bố trí các phòng học cho học sinh đầy đủ, đảm bảo cho công tác dạy học 2 buổi/ngày. Đảm bảo tất cả học sinh được học 2 buổi/ngày.

3. Thuận lợi khó khăn

3.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo và các Tổ chuyên môn phòng giáo dục, Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan đóng trên địa bàn xã, các tổ chức xã hội giúp cho Nhà trường thuận lợi để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Đội ngũ giáo viên ngày càng ổn định, được đào tạo đạt chuẩn, một số trên chuẩn, đa số trẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm đối với công việc.

Kinh tế xã hội ở địa phương phát triển ổn định, đời sống người dân được nâng cao hơn trước, Nhà nước có nhiều chính sách dành cho xã đảo: miễn tiền học buổi hai… nên việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cũng thuận lợi hơn.

3.2. Khó khăn

Học sinh thuộc diện XĐGN chuẩn tỉ lệ gần ...%.

Do không có bán trú nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học buổi chiều của học sinh, một số học sinh nhà ở cách xa trường. Trường có hai cơ sở nằm cách xa nhau nên gây khó khăn cho công tác quản lý.

Việc học buổi thứ hai chưa thật sự chất lượng, do Tiếng Anh học một tuần 4 tiết nên thời khóa biểu phải sắp những tiết chính khóa lên buổi hai. Đặc biệt là khối 4,5 buổi hai rất ít tiết để rèn cho học sinh.

Trong thời gian đầu năm học này, trường phải học ở dãy nhà lắp ráp nóng nực rồi công tác chuyển về cơ sở mới (chờ lắp ráp đầy đủ thiết bị dạy học) cũng phần nào gây khó khăn, gián đoạn cho các việc tổ chức dạy học và hoạt động của nhà trường.

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lí, giáo dục học sinh.

Nhằm tăng thời lượng học tập và rèn luyện các kỹ năng của học sinh, tránh tình trạng quá tải trong học tập, làm cho việc học tập nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.

Nâng cao chất lượng dạy và học, học sinh tự tin, mạnh dạn trong học tập. Quản lý tốt buổi dạy thứ 2 nhằm giải quyết dứt điểm nội dung dạy học tập tại lớp,tạo cơ hội để học sinh vươn lên trong quá trình học tập, bộc lộ và phát huy năng lực của bản thân học sinh. Đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, năng khiếu, góp phần giáo dục toàn diện học sinh theo mục tiêu giáo dục Tiểu học.

Giáo viên mạnh dạn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, biết tổ chức các tiết dạy học ngoài thiên nhiên.

Tổ văn thể mĩ và Tổng phụ trách Đội thực hiện tốt buổi sinh hoạt ngoại khoá nhằm rèn cho các em mạnh dạn, tự tin, năng động,… rèn kỹ năng sống, hình thành nhân cách cho học sinh.

100% học sinh thời gian học 2 buổi/ ngày.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Kế hoạch dạy học:

1.1. Số tiết dạy từng khối:

Môn học

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tiếng Việt

10

9

8

8

8

Toán

4

5

5

5

5

Đạo đức

1

1

1

1

1

TN-XH

1

1

2

Khoa-Sử&Địa

4

4

Âm nhạc

1

1

1

1

1

Mĩ thuật

1

1

1

1

1

Thủ công (KT)

1

1

1

1

1

Thể dục

1

2

2

2

2

Tiếng Anh

2

4

4

4

4

Tin học

2

2

2

SHTT (SH Lớp, Đội-Sao)

1

1

1

1

1

Ôn luyên Toán

4

3

2

1

1

Ôn luyện TV

4

4

3

2

2

GDKNS (Đọc sách)

1

1

1

1

1

Chào cờ

1

1

1

1

1

Hướng dẫn tổng hợp

2

Tổng cộng

35

35

35

35

35

1.2. Thời khóa biểu giảng dạy

(Ban hành cho các lớp, theo từng thời điểm)

2. Nội dung dạy học

2.1. Nội dung chung

Thực hiện nghiêm túc chương trình phổ thông cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Dạy học đáp ứng yêu cầu Chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ và theo quy định của chương trình. Dạy hoc buổi 2 nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế nhằm hỗ trợ cho việc học tập đạt hiệu quả.

Thực hiện nghiêm túc văn bản số ……………… ngày …/…/… của phòng GD&ĐT ………….. về hướng dẫn tổ chức dạy 2 buổi/ngày của các trường tiểu học.

Buổi thứ hai gồm các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/BGDĐT chưa dạy ở buổi thứ nhất và các tiết học, hoạt động giáo dục tăng thêm.

Dạy buổi thứ hai tập trung vào nội dung chưa dạy xong ở buổi chính khóa, thực hành các kiến thức đã học giúp học sinh vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, phát huy các năng lực và sở trường của học sinh.

Tổ chức các câu lạc bộ theo sở thích học sinh, hội thi, hoạt động giáo dục ngoại khóa.

Sắp xếp thời khóa biểu theo đúng kế hoạch dạy 2 buổi/ngày của Bộ, Sở và Phòng GD-ĐT như sau:

  • Buổi sáng (4 tiết) thực hiện chương trình chính khóa theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của Bộ giáo dục và Đào tạo.
  • Buổi chiều (3 tiết), Nội dung:
    • Một số tiết thực hiện tiếp nội dung theo chương trình chính khóa theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006.
    • Tổ chức giảng dạy Tiếng Anh (theo đề án) và tin học tự chọn.
    • Một số tiết dành cho: Thực hành kiến thức đã học, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài tập ngay tại lớp; sắp xếp thời khóa biểu khoa học để tổ chức dạy phân hóa học sinh theo từng khối dưới hình thức học tập theo câu lạc bộ (theo nhóm đối tượng học sinh), tuyệt đối không giao bài tập về nhà cho học sinh.
  • Cố gắng xếp thời khóa biểu trong tuần có 1 tiết cho học sinh đọc sách, xem phim, một buổi để giáo viên họp khối, làm ĐDDH.
  • Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều mô hình hoạt động để tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, phổ cập bơi lội, sinh hoạt các câu lạc bộ nhằm rèn cho các em mạnh dạn, tự tin, năng động,… rèn kĩ năng sống, hình thành nhân cách cho học sinh.

2.2. Nội dung cụ thể các hoạt động:

2.2.1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần

Giáo dục âm nhạc dân tộc: Phân công, chỉ đạo giáo viên Âm nhạc lên kế hoạch phối hợp với nhà trường tổ chức ngày hội “Âm nhạc dân tộc” và hội thi “Em hát dân ca”, các em sẽ được giới thiệu một số nhạc cụ của dân tộc và tổ chức thi hát dân ca giữa các khối lớp từ lớp 1-5 (dự kiến tháng …/…)

Thể dục buổi sáng hoặc giữa giờ: Tiếp tục thực hiện theo chuyên đề “Thể dục buổi sáng, Thể dục giữa giờ và bài võ cổ truyền trong các trường tiểu học”. Giáo viên thể dục cùng phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm thực hiện cho học sinh tập thể dục giữa giờ ra chơi. (dự kiến tháng …/…)

Tổ chức ngày hội, hội thi: Phân công, chỉ đạo Tổng phụ trách, giáo viên tổ chức các ngày hội theo chủ điểm:

  • Ngày hội “Đêm hội trăng rằm” (dự kiến tháng …/…)
  • Ngày hội về “Quyền trẻ em” “Văn hóa giao thông(dự kiến tháng …/…)
  • Ngày hội Tiếng Anh (dự kiến tháng …/…)
  • Ngày hội “Giỗ Tổ Hùng Vương” (dự kiến tháng …/…)
  • Tổ chức học dã ngoại: Phân công, chỉ đạo cho giáo viên phụ trách CLB “Em yêu thiên nhiên” tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Dần Xây (Thời gian dự kiến: …/…)
  • Phổ cập bơi lội: Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai trong thể CB-GV NV và học sinh, phối hợp với PHHS tổ chức cho 66 học sinh lớp 3 và một số học sinh lớp 2 có nhu cầu, học sinh đã học bơi nhưng chưa có chứng nhận sẽ học bơi tại hồ bơi Đăng Khải. Phân công giáo viên nhận nhiệm vụ đưa đón học sinh đi và về an toàn theo kế hoạch cụ thể của nhà trường. (thời gian: sễ thực hiện khi có kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo)
  • Chăm sóc công trình văn hóa, di tích lịch sử, gia đình có công (các hoạt động nhân đạo): Chỉ đạo và phân công cho Tổng phụ trách phối hợp với giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc tại Dinh Ông, Miễu Bà, thăm các bà mẹ Việt Nam Anh hùng neo đơn, gia đình có công với Cách mạng tại địa phương (mỗi lớp 5-10 em) (Thời gian dự kiến tháng …/…)
  • Tổ chức các câu lạc bộ: Chỉ đạo các TTCM, GVBM, TPT phối hợp tổ chức rà soát học sinh có năng kiếu ở từng lĩnh vực rồi thành lập các câu lạc bộ: CLB học tập Toán và Tiếng Việt, CLB nghệ thuật, CLB tiếng Anh, CLB học toán qua mạng,…vừa tạo sân chơi vừa kích thích học tập cho các em. Tổng phụ trách sẽ phối hợp với các giáo viên. (Thời gian dự kiến tháng …/…)
  • Tổ chức buổi giao lưu, văn nghệ, sự kiện, kĩ niệm ngày lễ: BGH nhà trường cùng các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, BDD cha mẹ học sinh, mời CLB đơn ca tài tử của địa phương cùng nhau phối hợp giáo dục các sự kiện, ngày lễ giáo dục học sinh theo từng chủ điểm.
  • Giáo dục các kĩ năng tự phục vụ: Tổng phụ trách cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống:
    • Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống: các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo; biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi; biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn,…
    • Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí: các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm; kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động,…

Giáo dục an toàn giao thông: Chỉ đạo và phân công Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức ngày hội “Văn hóa giao thông”, các lớp tổ chức thi tìm hiểu một số luật giao thông, xây dựng các tiểu phẩm về văn hóa khi tham gia giao thông (Thời gian dự kiến tháng …/…)

2.2.2. Hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh

Bồi dưỡng năng khiếu:

  • Môn: Học sinh học giỏi ở các môn Toán và Tiếng Việt, học sinh có năng khiếu ở các bộ môn: Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ, viết chữ đẹp.
  • Hình thức bồi dưỡng: Phân loại đối tượng học sinh: học sinh viết chữ đẹp, học sinh năng khiếu. Đưa nội dung các bài tập nâng cao vào các tiết học bổ sung; bồi dưỡng năng khiếu
  • Thời lượng: Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi các môn văn hóa và môn năng khiếu ngay từ đầu năm học vào các giờ học chính khóa và giờ học tăng cường trong buổi hai.
  • Nội dung bồi dưỡng:
    • Nội dung dựa vào sách giáo khoa, sách nâng cao cũng như tài liệu tham khảo do giáo viên soạn phù hợp với khả năng tiếp thu của các em.
    • Rèn luyện kiến thức kỹ năng cơ bản, đưa ra các tình huống có vấn đề cho học sinh tư duy, khám phá. (lớp tổ chức học 2 buổi/ ngày).
    • Rèn viết chữ đẹp cho học sinh (từ khối 1 đến khối 5).
    • Bồi dưỡng học sinh 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở môn Tiếng Anh (từ khối 1 đến khối 5).
    • Bồi dưỡng năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao, mỹ thuật…(từ khối 3 đến khối 5) để tham gia các giải Hội khỏe Phù Đổng và các hội thi văn nghệ, Nét vẽ xanh, … do Phòng GDĐT và Nhà Thiếu nhi, Trung tâm TDTT huyện .......... tổ chức.
    • Người bồi dưỡng: GVCN và GV bộ môn.

Phụ đạo học sinh:

  • Môn: Toán, Tiếng Việt,...
  • Hình thức phụ đạo: Giáo viên xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh còn hạn chế các kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tính toán để giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản hoàn thành các nội dung học tập ngay tại lớp.
  • Thời lượng: Tổ chức phụ đạo cho học sinh còn yếu các môn văn hóa ngay từ đầu năm học vào các giờ học chính khóa và giờ học tăng cường trong buổi hai.

Nội dung chương trình

  • Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh hàng tháng thông qua sổ nhật ký của giáo viên để báo cáo với nhà trường.
  • Xây dựng các đôi bạn cùng tiến trong lớp. Khuyến khích thành lập các nhóm học tập tại lớp và các nhóm học tập theo địa bàn dân cư để phát huy trí tuệ tập thể, sự hợp tác thân thiện trong học sinh.
  • Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội tham gia xã hội hoá giáo dục, động viên khuyến khích học sinh tích cực học tập.

Phân công: Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm.

2.2.3. Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Hoạt động của thư viện: rèn luyện học sinh thói quen và yêu thích đến thư viện, xây dựng văn hóa đọc bằng nhiều hình thức phong phú. Quan tâm đẩy mạnh việc đọc sách cũng như tổ chức tiết học tại thư viện đối với học sinh

Tổ chức hội thi: Kể chuyện Bác Hồ và những tấm gương người tốt, việc tốt

Các hoạt động khác khuyến khích học sinh đọc sách:

  • Tổ chức hoạt động thư viện tại các lớp học.
  • Chỉ đạo bộ phận chuyên môn xếp Thời khóa biểu: 1 tiết/tuần (khối 1, 2, 3) và 1 tiết/tháng (khối 4, 5) cho học sinh đọc sách, xem phim, ngoài ra tổ chức cho các em đọc sách tại thư viện ở lớp trong các giờ giải lao.
  • Chỉ đạo bộ phận chuyên môn sắp xếp một buổi để giáo viên họp khối, làm ĐDDH

3. Hồ sơ, sổ sách:

3.1. Kế hoạch (hay nội dung dạy rèn các kĩ năng của GVCN)

  • GVCN xây dựng kế hoạch rèn buổi hai, đề ra nội dung cụ thể cho từng tiết ôn luyện và trình cho P.HT duyệt vào sáng thứ hai hàng tuần. Sau đó tiến hành giảng dạy theo kế hoạch đã đề ra (trong quá trình dạy có thể linh hoạt nhưng phải đảm bảo được mục tiêu đã đề ra).
  • Kế hoạch buổi hai, nội dung rèn được đóng thành tập, lưu giữ cẩn thận và cuối năm nộp về P.HT.

3.2. Các hồ sơ khác (tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các ngày Hội,...)

  • Xây dựng kế hoạch cụ thể, nội dung thực hiện, kế quả thực hiện.
  • Có tổ chức sơ kết, tổng kết ở mỗi đợt tổ chức, cuối học kỳ và cuối năm học.
  • Hồ sơ được đóng thành tập, lưu giũ cẩn thận và cuối năm nộp về cho P.HT.

III. GIẢI PHÁP

Tổ chức cho cán bộ công chức, viên chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và nội dung của kế hoạch dạy học 2 buổi này đồng thời tiến hành những nội dung cụ thể như sau:

  • Có văn bản về ý kiến thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường về tự nguyện đăng kí học 2 buổi/ngày.
  • Chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn nghiên cứu chương trình để có phương án, kế hoạch cũng như lập thời khóa biểu chi tiết cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo sức khỏe, tâm lí cho các em.
  • Chỉ đạo giáo viên, Tổ chuyên môn, các bộ phận xây dựng nội dung, kế hoạch dạy học, giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu... theo hướng dẫn của Bộ và của Sở Giáo dục và Đào tạo.
  • Trong quá trình tổ chức thực hiện các bộ phận phải tuyệt đối thực hiện nghiêm túc nội dung, kế hoạch và thời gian mà nhà trường đã sắp xếp.

* Tập trung vào các giải pháp cụ thể như sau:

3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ

  • Phổ biến các văn bản của ngành về yêu cầu nhiệm vụ của việc dạy 2 buổi/ngày là củng cố và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
  • Chỉ đạo cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn, các TTCM, TTVP thường xuyên theo dõi về khả năng của đội ngũ giáo viên, phòng học, các điều kiện để phục vụ dạy và học để báo cáo kịp thời cho Hiệu trưởng.

3.2. Tăng cường các nguồn lực:

  • Bố trí đủ phòng học, CSVC để tổ chức dạy 2 buổi/ngày.
  • Bố trí, phân công giáo viên phù hợp với năng lực và trình độ đào tạo, kinh nghiệm tổ chức dạy học của giáo viên. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận và bàn biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy cũng như các tiếu ôn tập và các hoạt động giáo dục cho học sinh.
  • Huy động nguồn đóng góp từ các mạnh thường quân (theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường.

3.3. Về tổ chức dạy và học:

  • Giáo viên xây dựng kế hoạch bám sát với đối tượng học sinh của khối lớp mình phụ trách, nội dung kiến thức của từng môn học đảm bảo vừa sức với học sinh.
  • Giáo viên phải tôn trọng nội dung dạy học; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đúng theo kế hoạch.
  • Đảm bảo giờ giấc dạy học, giáo dục (dạy đủ thời lượng trên lớp theo đúng quy định, tổ chức các hoạt động theo đúng kế hoạch).

3.4. Về kiểm tra, đánh giá:

  • Thường xuyên kiểm tra việc tổ chức các tiết học ở buổi 2 nhằm đảm bảo giờ học được chuẩn bị chu đáo, được cung cấp đầy đủ các điều kiện dạy học như dạy học chính khóa.
  • Thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường về nội dung dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong việc thực hiện dạy 2 buổi/ngày, đặc biệt là nề nếp dạy học, giáo dục ở buổi thứ 2.
  • Để việc dạy 2 buổi/ngày thực sự có hiệu quả, các bộ phận quản lý cần thực hiện tốt vai trò quản lý, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên; tăng cường kiểm tra trong các tiết dạy để rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác quản lý; đối với gióa viên phải đánh giá được hiệu quả sau từng thời điểm nhất định, công khai rõ cho phụ huynh kết quả chất lượng của học sinh. Phân loại học sinh sau mỗi đợt khảo sát.
  • Những thành tích cũng như vi phạm trong thời gian học buổi 2 được xem xét để đánh giá theo qui định.

3.5. Đảm bảo các chế độ cho giáo viên

3.5.1. Về chế độ làm việc

  • Đảm bảo chế độ làm việc theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo liên quan đến quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông;
  • CBQL, giáo viên, nhân viên thực hiện giảng dạy theo kế hoạch.

3.5.2. Về chế độ chính sách

  • Thực hiện theo công văn của Ủy ban nhân dân ................ về thu, sử dụng học phí:
    • Học sinh được miễn giảm 100% tiền học hai buổi/ ngày. Nhà nước cấp bù toàn bộ kinh phí và cấp 1 lần.
    • Chi:
      • 70% cho giáo viên trực tiếp đứng lớp.
      • 20% dành cho phát triển sự nghiệp: Mua sắm ĐDDH, sửa chữa CSVC, thanh toán điện nước.
      • 10% dành cho công tác quản lý và cán bộ thu (kế toán)
  • Động viên CMHS, cộng đồng đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

  1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng quản lý nội dung và chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục, đảm bảo không vi phạm các quy định về dạy thêm – học thêm của Bộ GDĐT và Ủy ban nhân dân thành phố, huyện.

Tổ chức, chỉ đạo Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, phân công giáo viên và nhân viên hợp lý để thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo đúng tinh thần; đảm bảo các hoạt động chung của nhà trường đúng với mục tiêu giáo dục của cấp học; thống nhất nội dung dạy, huy động các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch. Định kỳ báo cáo với phòng GDĐT về việc thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

  1. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng:

Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, cùng Hiệu trưởng quản lý nội dung và chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục, đảm bảo không vi phạm các quy định về dạy thêm – học thêm của Bộ GDĐT và Ủy ban nhân dân thành phố, huyện.

Tổ chức, chỉ đạo giáo viên và nhân viên để thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo đúng tinh thần; đảm bảo các hoạt động chung của nhà trường đúng với mục tiêu giáo dục của cấp học; thống nhất nội dung dạy, huy động các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch. Định kỳ báo cáo với Hiệu trưởng và phòng GDĐT về việc thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

  1. Trách nhiệm của Tổng phụ trách:

Chấp hành sự phân công của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Theo dõi, giám sát nề nếp, trật tự của các lớp. Giáo dục đạo đức, hành vi cho học sinh.

Phối hợp với giáo viên chủ nhiêm, giáo viên chuyên trách và các tổ chức trong nhà trưởng để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày Hội,…

  1. Trách nhiệm của giáo viên:

Thực hiện nghiêm chỉnh văn bản số ………… ngày …/…/… của Sở Giáo dục và Đào tạo ………… về hướng dẫn tổ chức dạy 2 buổi / ngày và văn bản số …………. ngày …/…/… của phòng GD&ĐT ……………. về hướng dẫn tổ chức dạy 2 buổi/ngày của các trường tiểu học.

Chấp hành sự phân công của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Các tổ chức đoàn thể, thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kế hoạch giáo dục, kế hoạch giảng dạy của trường.

Báo cáo với Hiệu trưởng về việc thực hiện kế hoạch, kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc để bàn bạc giải quyết.

  1. Trách nhiệm của nhân viên:

Chấp hành sự phân công của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Các tổ chức đoàn thể, thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kế hoạch giáo dục, kế hoạch giảng dạy của trường.

Phối hợp với Tổng phụ trách, giáo viên và các đoàn thể, ổn định nề nếp, trật tự học sinh để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày hội,…

Trên đây là kế hoạch giảng dạy 2 buổi/ngày của trường Tiểu học ................. năm học …-.... Cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bộ phận trong nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả kế hoạch này, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học …-... Trong quá trình thực hiện Kế hoạch sẽ có điều chình, bổ sung nếu có những trường hợp phát sinh theo thực tế./.

Hiệu trưởng

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Ngày……tháng….. năm……..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đánh giá bài viết
7 14.594
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi