Mẫu bảng đánh giá kết quả thử việc

Mẫu bảng đánh giá kết quả thử việc cụ thể là Phiếu đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc, bao gồm phần tự đánh giá của nhân viên cũng như phần nhận xét, đánh giá của quản lý, phòng nhân sự và của Tổng giám đốc/ Giám đốc công ty, quyết định xem nhân viên có đáp ứng được yêu cầu của công việc, vượt qua thời gian thử việc để làm nhân viên chính thức của công ty.

I. Bản đánh giá quá trình thử việc song ngữ

TY …………..

Phòng Nhân sự (HR Dept)

BẢNG ĐÁNH GIÁ SAU THỜI GIAN THỬ VIỆC

(ASSESSMENT FORM AFTER THE TRIAL PERIOD)

Họ tên (Full-name):

Bộ phận (Dept):

Chức vụ (Job title):

Ngày nhận việc (Available date):

Người quản lý trực tiếp (Direct Manager): Chức vụ (Job title)

A. CÔNG VIỆC HIỆN TẠI ĐANG THỰC HIỆN (Xếp theo thứ tự ưu tiên) (Current working assignments – Order of priority):

STT (No.)

CÔNG VIỆC CHÍNH

(Main Assignments)

CÔNG VIỆC PHỤ

(Secondary Assignments)

1.

2.

3.

4.

5.

B. CẤP QUẢN LÝ TRỰC TIẾP ĐÁNH GIÁ(Điểm số tối đa là 10 điểm) (Assessment of the direct manager – Maximum point is 10):

STT (No.)

SO VỚI YÊU CẦU CÔNG VIỆC

(Compare with work requirement)

PHẦN ĐÁNH GIÁ

(Assessment)

ĐIỂM SỐ (Points)

1

Tính phức tạp

(Complex)

2

Khối lượng công việc (Số giờ làm việc trong ngày)

(Workload – Amount of working hour in a day)

3

Tính sáng tạo, linh động

(Creative, lively)

4

Tính phối hợp, tổ chức

(Co-ordinate, organized)

5

Tinh thần trách nhiệm

(Sense of Responsibility)

6

Tính kỷ luật (Disciplinary)

7

Kết quả đạt được (Achieved results)

8

Kinh nghiệm giải quyết

(Experiences of solution)

9

Kỹ năng chuyên môn

(Professional skills)

10

Khả năng quản lý điều hành

(Ability to manage, control)

TỔNG ĐIỂM TỐI ĐA (Nếu đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu): 100

(Total of maximum point – Assessment of all criteria: 100)

XẾP LOẠI (Rank):

Ghi chú: Chỉ tiêu nào không có trong yêu cầu công việc thì không cần đánh giá (kết quả chỉ tính trên các chỉ tiêu yêu cầu)

(Notes: The criterion that is not required will not be assessed – The result is only depend on required criteria)

XẾP LOẠI: XUẤT SẮC : 81% ≤ X ≤ 100% T.BÌNH: 51%≤ X ≤ 60%

(Rank) (Excellent) (Average)

GIỎI: 71% ≤ X ≤ 80% YẾU: X≤ 50%

(Good) (Bad)

KHÁ: 61% ≤ X ≤ 70%

(Fair)

C. PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CẤP QUẢN LÝ

(Comments, Assessments and Proposals of Manager):

1. Đánh giá chung (Overall Assessments):

MẶT TÍCH CỰC (Strengths)

MẶT HẠN CHẾ (Weakness)

TRIỂN VỌNG (Prospects)

2. Đề xuất (Proposals):

MẶT TÍCH CỰC (Strengths)

MẶT HẠN CHẾ (Weakness)

TRIỂN VỌNG (Prospects)

3. Ý KIẾN NHÂN VIÊN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ(Opinions of Trial Staff):

MẶT TÍCH CỰC (Strengths)

MẶT HẠN CHẾ (Weakness)

TRIỂN VỌNG (Prospects)

4. Ý KIẾN PHÒNG NHÂN SỰ(Comments of HR Department):

MẶT TÍCH CỰC (Strengths)

MẶT HẠN CHẾ (Weakness)

TRIỂN VỌNG (Prospects)

5. XÉT DUYỆT BAN GIÁM ĐỐC(Approval of Board of General Manager):

MẶT TÍCH CỰC (Strengths)

MẶT HẠN CHẾ (Weakness)

TRIỂN VỌNG (Prospects)

II. Bản đánh giá quá trình thử việc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỬ VIỆC

Họ và tên Ứng viên: ................................................... Mã số NV: ……..........................

Nơi ở hiện nay: ............................................................................................................

Số điện thoại DĐ: ............................................. Điện thoại NR: …..................................

Trình độ chuyên môn: ....................................................................................................

Đơn vị công tác: ......................................................... Chức danh: ...............................

Thời gian thử việc tại Công ty: từ ngày ...... / ...... / 20 … đến ...... / ...... / 20 …

Thời gian tập sự tại Công ty: từ ngày ...... / ...... / 20 … đến ...... / ...... / 20 …

I/ Nhân viên tự đánh giá

1. Kết quả công việc

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Ý kiến, đề xuất nguyện vọng và cam kết với Công ty:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Nhân viên ký tên: …………………………………

II/ Phần đánh giá của quản lý

1. Kết quả công việc:

STTNội dung công việcTrọng sốKết quảTổng điểmDiễn giải

Tổng cộng:.....................................................................................

Mức đánh giá:................................................................................

2. Phầm chất cá nhân

…………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

3. Tri thức, kỹ năng

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

4. Thái độ

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

5. Khả năng phối hợp

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

6. Tinh thần trách nhiệm, kỷ luật

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

III/ Đánh giá của phòng TCHCNS

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

IV/ Ý kiến của Tổng giám đốc

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Ý kiến Chủ quảnÝ kiến Phòng TCHCNS

Không tuyển dụng:

(Vui lòng thông báo cho người đề nghị biết)

Tuyển dụng:


Tổng giám đốc

III. Những quy định cần lưu ý về thời gian thử việc và mức lương thử việc

1.1 Thời gian thử việc tối đa

Thời gian thử việc có thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, tuy nhiên chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Không quá 60 ngày với công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày với công việc yêu cầu trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; và
  • Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

1.2 Kết thúc thời gian thử việc

  • Khi quá trình thử việc đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động.
  • Trong quá trình thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước hay bồi thường nếu việc làm thử không đạt được yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

1.3 Thông báo đánh giá quá trình thử việc

  • Trong vòng 3 ngày kể từ khi sau khi kết thúc quá trình thử việc, doanh nghiệp phải thông báo kết quả cho người thử việc.

1.4 Mức lương thử việc

  • Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng không được ít hơn 85% mức lương của công việc đó.

IV. Các tiêu chí đánh giá quá trình thử việc

Tùy thuộc vào đặc thù mỗi doanh nghiệp và tình hình thực tế của doanh nghiệp, bộ khung đánh giá nhân sự có thể rất khác nhau. Một trong những phương pháp lượng hóa năng lực nhân sự và đo lường phổ biến nhất hiện nay đó là mô hình ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge). Mô hình này đánh giá nhân viên dựa trên ba tiêu chí: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ

  • Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…
  • Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ: kỹ năng quản trị các mối quan hệ, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian,…
  • Attitude (Phẩm chất/Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật,…

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, người lãnh đạo nên thu thập đánh giá quá trình thử việc từ Trưởng Bộ phận, Giám đốc và bản thân thực tập sinh / người thử việc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem xét những nhận xét từ các nhân viên, các thực tập sinh / nhân viên thử việc cùng bộ phận / vị trí,…
Bạn có thể tham khảo những tiêu chí đánh giá dưới đây:

2.1 Thái độ

  • Tinh thần trách nhiệm: Mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
  • Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ.
  • Tinh thần hợp tác: Hợp tác và quan hệ tốt với đồng nghiệp.
  • Tính kỷ luật: Chấp hành kỷ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ và quy định của công ty.
  • Giờ giấc làm việc: Tình trạng đi làm, nghỉ làm, đi muộn, về sớm, ra ngoài.

2.2 Năng lực

  • Tư chất và khả năng làm việc: Tư chất, quá trình và kết quả thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Khối lượng công việc: Khối lượng công việc hoàn thành trong thời gian quy định.
  • Chất lượng công việc: Mức độ khả quan, tiêu cực thực hiện nhiệm vụ được giao
  • Khả năng: Nhiệm vụ được giao có phù hợp với năng lực ứng viên.
  • Tình hình thực hiện công việc: Mức độ chính xác, thành thạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

2.3 Khả năng phát triển trong tương lai

  • Tính tương lai: Dự đoán khả năng phát triển sau này.

2.4 Tình hình sức khỏe

  • Tình hình sức khỏe: Tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý.

2.5 Các điểm khác

  • Những tiêu chí này sẽ được căn cứ dựa trên nhu cầu và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

V. Đừng xem nhẹ thời gian thử việc

Bất cứ công ty nào khi nhận nhân viên vào làm cũng đưa ra một mức thời gian thử việc, có 3 mức thời gian thử việc hay được các doanh nghiệp áp dụng là 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Tuy nhiên có rất nhiều ứng viên chỉ thử việc được vài ngày đã đành phải chia tay với công ty.

Tháng 8 đến tháng 10 là khoảng thời gian các tân cử nhân, kỹ sư ra trường cũng là lúc họ lục đục mang đơn đi tìm việc khắp nơi. Hàng năm số lượng cử nhân ra trường thất nghiệp rất cao, một phần là do họ chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng cũng có rất nhiều trường hợp tự tin thái quá với tấm bằng đại học không bằng lòng với mức lương thử việc ít ỏi ban đầu nên chưa vượt qua được thử thách của nhà tuyển dụng.

Đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cần người có tài và có tâm cho doanh nghiệp vì thế các nhà quản trị nhân sự đòi hỏi rất nhiều ở ứng viên của mình. Trên thực tế, nhiều ứng viên thể hiện tốt vượt qua được vòng phỏng vấn nhưng khi vào làm việc họ lại khiến cấp trên của mình vô cùng thất vọng. Nhiều người tỏ ra có thái độ, ý thức kém sai lệch với công việc, thậm chí cả với những gì họ đã thể hiện trong vòng phỏng vấn trước đây. Trường hợp phổ biến nhất là các tân cử nhân, kỹ sư đặc biệt khối kinh tế, quản trị có bằng đại học luôn nghĩ rằng mình được đào tạo bài bản nên có thể làm được việc, họ luôn tỏ ra tự tin thái quá, họ cho rằng mình phải đảm nhiệm những công việc quan trọng hơn những phần việc mà công ty đang giao cho. Thực tế, không một công ty nào dám mạo hiểm giao những việc quan trọng cho một nhân viên mới "chân ướt chân ráo" mới vào nghề được. Thông thường những nhân viên thử việc sẽ được giao những công việc đơn giản, đôi khi là những việc không đúng chuyên ngành, sở trường... mục đích của việc này để thách thức sự kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm của nhân viên trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức. Có đến 30% ứng viên rơi rớt trong quá trình thử việc do họ tỏ ra không hứng thú và hời hợt với công việc.

Nói về tinh thần trách nhiệm, Chị Lâm Phương Nga- giám đốc nhân sự công ty Bảo Việt Life cho biết: Các nhân viên mới thường tỏ ra thiếu trách nhiệm với công việc mình được giao. Với vai trò của một nhà nhân sự, chúng tôi thường đưa ra công việc với những áp lưc, khó khăn cho nhân viên đòi hỏi nhân viên phải bỏ thời gian, công sức và sự sáng tạo. Tuy nhiên có đến 70% ứng viên đã từ bỏ công việc mình muốn sau khi nghe thấy điều đó. 30% ứng viên còn lại cũng dần dần mà bỏ vị trí đó đi sau một thời gian thử việc do họ nghĩ mức lương không hề tương xứng với công sức mình bỏ ra. Chị Nga cũng cho biết đây chỉ là một phương thức "thử thách" nhân viên để tìm được người có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Vậy nguyên nhân nào khiến nhiều ứng viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm như vậy?

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là thái độ của nhân viên mới, người Việt Nam rất hay 'đúng núi này trông núi nọ". Trước khi được nhận vào "thử việc" chắc chắn họ đã "rải" hồ sơ ở một loạt các công ty, lý do họ chưa dám hết mình với công việc bởi lẽ họ coi công ty chỉ là chỗ dừng chân tạm thời khi nào có công ty tốt hơn họ sẽ chẳng ngại ngần mà "nhảy việc". Đa số ứng viên mới ra trường thường không đầu tư công phu trong quá trình tìm việc, thấy công ty nào tuyển là họ nộp vào mà không hề có sự chuẩn bị tìm hiểu kỹ lưỡng xem mình có phù hợp với văn hóa công ty, có đáp ứng được yêu cầu hay công việc mình làm có nhàm chán và áp lực không.

Một số doanh nghiệp đưa ra mức lương khá thấp trong quá trình thử việc. Theo quy định của bộ luật lao động mức lương thử việc phải đảm bảo 85% lương chính thức nhưng nhiều doanh nghiệp trả thấp hơn thậm chí còn không trả lương trong quá trình này. Điều này cũng rất dễ gây ra sự chán nản, không muốn cống hiến hết năng lực trong tâm lý của nhân viên mới.

Để hạn chế số lần thử việc trước khi ổn định tại một số vị trí chính thức các ứng viên nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu công việc trước khi đưa ra quyết định nộp hồ sơ và đồng ý làm việc cho doanh nghiệp. Có nhiều kênh tuyển dụng giúp ứng viên tiếp cận, sàng lọc và lựa chọn được công ty mình thực sự muốn làm, phù hợp với năng lực của bản thân. Hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian cũng như trí tuệ cho công việc cũng như tương lai của mình.

Một lời khuyên đưa là để tránh rơi rớt trong quá trình thử việc là trước khi nhận công việc, rất nhiều doanh nghiệp hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu? Hãy tinh tế và khôn khéo khi trả lời câu hỏi này. Các bạn cũng nên dành thời gian để trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm, hết mình với công việc trước khi đòi hỏi mức lương tương xứng. Nếu bạn làm tốt công việc của mình chắc chắn doanh nghiệp sẽ không để bạn bị thiệt thòi.

Chúc các bạn vượt qua vòng thử việc thành công!

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
6 72.909
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo