Mất bằng lái xe phải thi lại không?

Do rất nhiều nguyên nhân mà bạn có thể làm mất bằng lái xe máy hoặc ô tô của mình. Vậy trong trường hợp mất bằng lái xe phải thi lại không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

1. Mất bằng lái xe phải thi lại không?

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người bị mất có thể tới một trong các điểm cấp giấy phép lái xe để làm thủ tục cấp lại.

Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép lái xe. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Mất bằng lái xe phải thi lại không?

2. Các trường hợp mất bằng lái xe

Không phải cứ mất bằng lái xe là được cấp lại bằng mới vì trong một số trường hợp bạn phải thi sát hạch lại phần lý thuyết hoặc cả hai.

Cụ thể:

Trường hợp 1: Bạn bị mất bằng lái xe lần đầu (bằng vẫn còn hạn sử dụng), thì tài xế sẽ được chấp nhận cấp lại bằng lái mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.

Trường hợp 2: Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai sau 2 năm kể từ khi cấp bằng lái xe thứ nhất, thì bạn vẫn được cấp bằng lái xe mà không phải thi lại thực hành và lý thuyết.

Trường hợp 3: Nếu bạn mất bằng lái xe lần thứ hai trong vòng 2 năm kể từ khi lần cấp bằng thứ nhất, thì bạn phải thi lại phần lý thuyết.

Trường hợp 4: Mất bằng lái xe từ lần thứ ba trong vòng 2 năm thì bạn phải thi lại cả phần lý thuyết và thực hành.

Trường hợp 5: Nếu bằng lái xe quá hạn sử dụng từ 3 tháng - 1 năm thì bạn phải dự thi sát hạch lý thuyết. Nếu bằng lái xe quá hạn sử dụng trên 1 năm thì bạn phải dự thi sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe (GPLX)

Đối với người mất bằng lái xe quá hạn sử dụng 3 tháng

Người có GPLX bị mất, quá thời hạn sử dụng 3 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý.

Hồ sơ xin cấp lại GPLX gồm:

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

d) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: Giấy chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh. Thời gian cấp lại bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi sát hạch.

Đối với người có bằng lái xe còn hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 3 tháng

Người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp lại GPLX như sau:

- Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định;

- Hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (nếu có);

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

- Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Sau 2 tháng kể từ nộp hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX.

4. Đề xuất mất bằng lái xe phải thi lại

Sáng 6/3/2019, Uỷ ban Tư pháp tổ chức phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

Trình bày báo cáo nghiên cứu về tình hình trên, bà Nguyễn Thị Thủy - Thường trực Uỷ ban Tư pháp - cho hay trong công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe còn một bộ phận học viên có tâm lý "không muốn học bài bản nhưng muốn có giấy phép". Nắm bắt tâm lý này, nhiều cơ sở đào tạo cắt xén chương trình, số giờ học lý thuyết và thực hành; thay vì dạy bài bản thì dạy "mẹo" với mục tiêu thi đỗ chứ không phải để vận hành xe an toàn sau này; có hiện tượng "bao thi", "bao đỗ" tại một số cơ sở.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho biết, cuối năm 2018, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 138 về trách nhiệm của các cơ sở đào tạo lái xe. Theo đó, nội dung giảng dạy phải thay đổi theo hướng tăng cường tình huống tập lái xe trong sa hình.

"Tôi đang đề xuất với bài thi thực hành sa hình, trường hợp học viên phạm lỗi vượt đèn đỏ báo hiệu đường sắt hay phạm lỗi khi xe qua đường đèo thì giám khảo cho rớt ngay, vì những lỗi đó nếu trong thực tế có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", ông Thể nói và cho hay, hiện 100 người thi chỉ xét 58% trúng tuyển, còn lại phải thi lần 2, lần 3.

Theo ông, Bộ Giao thông sẽ phối hợp với Bộ Công an nhằm cung cấp thông tin những trường hợp bằng giả, vi phạm để phục vụ công tác xử lý của cơ quan chức năng.

"Chúng tôi cũng đề xuất phương án, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3", ông Thể nói.

"Thu bằng lái vĩnh viễn lái xe dùng ma tuý gây tai nạn"

Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đề nghị giải trình việc lâu nay dư luận phản ánh tình trạng lái xe đường dài sử dụng ma túy, song công tác tuần tra chưa tập trung, chỉ đến khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng ở Long An, Hải Dương do tài xế sử dụng ma túy, gây bức xúc dư luận thì việc kiểm tra mới được chú trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng quy định hiện hành chưa đảm bảo sức răn đe, trong khi việc xử lý phải căn cứ vào khung hình phạt. Ví dụ, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến tài xế sử dụng ma tuý, đây là vi phạm dẫn đến chết người, ngoài trách nhiệm hình sự thì mức phạt chỉ là tước giấy phép lái xe trong khoảng 2 năm và cho tiếp tục sử dụng sau đó.

"Những tai nạn như thế chúng ta không mong muốn, nhưng mức xử lý phải nặng hơn vì sử dụng ma tuý đã là vi phạm pháp luật rồi. Tài xế vi phạm pháp luật thì không đủ tư cách, đạo đức để được lao động như một công dân bình thường", ông nêu quan điểm.

Theo Bộ trưởng Giao thông, một số nước như Trung Quốc đã áp dụng tịch thu bằng lái vĩnh viễn những tài xế vi phạm nghiêm trọng. Với tình hình Việt Nam hiện nay, Bộ đang đề xuất nếu lái xe để xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì cũng phải thu hồi vĩnh viễn bằng lái, hoặc tăng thời gian thu hồi trong vòng 15 năm để bảo đảm tính răn đe.

"Giải pháp căn cơ là cần có hồ sơ cá nhân của các lái xe, những vi phạm đều phải được ghi vào hồ sơ của họ hoặc chủ doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ", ông Thể nói và đề nghị bên cạnh xử lý tài xế, cũng phải xử lý cả doanh nghiệp thuê lái xe.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Giao thông vận tải trong mục Biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
1 606
0 Bình luận
Sắp xếp theo