Kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm năm học 2024-2025

Tải về

Kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm là một bản kế hoạch chi tiết, được xây dựng nhằm mục đích tổ chức và quản lý quá trình thực tập của sinh viên sư phạm tại một cơ sở giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo các mẫu kế hoạch chuẩn được Hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải trong bài viết này.

Kế hoạch đón đoàn sinh viên thực tập bao gồm các bước chuẩn bị và tổ chức để tiếp nhận và hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập. Kế hoạch cần được xây dựng một cách chi tiết và cụ thể, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để sinh viên có một quá trình thực tập bổ ích và thành công.

1. Mẫu kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm số 1

Mẫu kế hoạch tiếp nhận đoàn sinh viên sư phạm đến thực tập của nhà trường sẽ bao gồm các nội dung: Thời gian và địa điểm thực tập, số lượng sinh viên thực tập, thông tin về đơn vị tiếp nhận thực tập (trường học), thông tin về người hướng dẫn thực tập,...

Kế hoạch đón đoàn sinh viên thực tập

Với mẫu kế hoạch chi tiết sẽ giúp đảm bảo quá trình thực tập được diễn ra hiệu quả và thành công. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về mẫu dưới đây.

PHÒNG GD&ĐT .................

TRƯỜNG .................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ...../KH-......

............, ngày ... tháng ... năm 20....

KẾ HOẠCH

Đón đoàn thực tập sư phạm trường .......................
Năm học 20... - 20...

Căn cứ Kế hoạch số ...../KH-...... ngày .../.../20... của trưởng ban chỉ đạo thực tập sư phạm ............... về việc tổ chức thực tập sư phạm tốt nghiệp hệ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của trường .............. năm học 20... - 20...;

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo TTSP của nhà trường. Trường ......................., huyện ........... xây dựng kế hoạch thực tập sư phạm hệ ............ của trường ............... như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Quá trình thực tập tại trường, giúp các em giáo sinh hiểu sâu sắc hơn quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

- Hiểu và thực hiện một số chức năng của người giáo viên mầm non.

- Nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ, năng lực phẩm chất của người giáo viên.

- Tạo điều kiện cho các em giáo sinh chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng những kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng đã học vào thực tế nhà trường, từ đó hình thành kỹ năng sư phạm.

II. NỘI DUNG THỰC TẬP:

1. Tìm hiểu thực tế giáo dục.

- Nghe báo cáo về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, sự quan tâm của địa phương đối với GDMN.

- Nghe báo cáo của Hiệu trưởng trường Mầm non về tình hình thực tế của nhà trường, về công tác tổ chức, quản lý nhà trường trong công tác CS&GD trẻ.

2. Thực tập về công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ trên các lĩnh vực (Công tác thực tập chủ nhiệm lớp).

- Giáo sinh xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Giáo sinh quản lý trẻ, tổ chức các hoạt động trong ngày theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.

- Đón trả trẻ, điểm danh, thể dục sáng, tổ chức hoạt động có chủ đích, HĐ góc, tổ chức các HĐ ngoài trời, vệ sinh cá nhân, tổ chức giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ, làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động.

- Tổ chức các hoạt động phục vụ và các hoạt động khác diễn ra trong ngày.

3. Tập giảng các hoạt động, các tiết dạy ở 3 lứa tuổi trong độ tuổi mẫu giáo theo sự phân công của BCĐ.

4. Thực hiện nội quy, quy chế tại trường.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Đối với Ban chỉ đạo:

- Hiệu trưởng nhà trường làm việc với Trưởng đoàn thực tập, tổ chức gặp mặt với giáo viên trường cao đẳng để thảo luận, thống nhất về công tác thực tập sư phạm tại nhà trường.

- Họp và phân công giáo viên hướng dẫn giáo sinh.

- Ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực tập sư phạm của trường.

- Xây dựng Kế hoạch thực tập sư phạm tại trường trong 12 tuần và triển khai đến giáo viên hướng dẫn.

- Sắp xếp thời gian biểu cho các nhóm giáo sinh thực hiện.

- Giao nhiệm vụ cho giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm.

- Ban chỉ đạo kiểm tra thường xuyên công tác thực tập sư phạm của giáo sinh và giáo viên hướng dẫn.

- Ban chỉ đạo tổng hợp kết quả thực tập sư phạm và làm báo cáo tổng kết.

- Tổ chức tổng kết đợt thực tập.

2. Đối với giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện trong ngày để hướng dẫn giáo sinh.

- Tổ chức hoạt động trong một ngày cho giáo sinh dự.

- Duyệt giáo án, hướng dẫn và dự giờ, góp ý cho giáo sinh thực tập.

- Kết thúc đợt thực tập, giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo sinh, đề nghị khen thưởng, kỷ luật giáo sinh.

- Kí xác nhận hồ sơ thực tập của từng sinh viên, tổ chức rút kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ đạo thực tập cấp trường.

3. Đối với giáo sinh:

- Đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương và nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm lớp, tổ chức thực hiện các hoạt động một ngày của trẻ, báo cáo giáo viên hướng dẫn duyệt kế hoạch trước khi dạy từ 2-3 ngày.

- Đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh của trẻ trong giờ đón và trả trẻ, điểm danh, thể dục sáng, tổ chức các hoạt động có chủ đích, HĐ góc, tổ chức các HĐ ngoài trời, vệ sinh cá nhân, tổ chức giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ.

- Làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động.

- Tổ chức các hoạt động phục vụ và các hoạt động khác diễn ra trong ngày.

Để chỉ đạo công tác thực tập sư phạm đạt kết quả tốt, Ban chỉ đạo thực tập sư phạm trường ....................... đề nghị các thành viên trong Ban chỉ đạo, giáo viên hướng dẫn và giáo sinh thực tập, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để báo cáo);
- Ban chỉ đạo (để thực hiện);
- Lưu: VT./.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế hoạch cụ thể đón đoàn thực tập năm học 20... - 20...

Tuần

Nội dung công việc chính trong tuần

Tuần I

Từ .../.../20... đến .../.../20...

- Sinh viên về trường thực tập, Ban chỉ đạo (BCĐ) gặp mặt sinh viên sư phạm.

- Trưởng BCĐ giới thiệu kế hoạch thực tập ở cả 3 độ tuổi Mẫu giáo và kế hoạch triển khai.

- BCĐ phân công thực tập cho sinh viên và bàn giao các lớp thực tập. - Sinh viên gặp mặt các cháu ở lớp thực tập, lập kế hoạch cá nhân (sau khi nhận phân công các hoạt động thực tập).

- Nghe báo cáo thực tế giáo dục trường thực tập, địa phương, tìm hiểu trường lớp.

- Dự giờ mẫu các hoạt động có chủ định, các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tìm hiểu công tác quản lý nhóm lớp.

Tuần II & III

Từ .../.../20... đến .../.../20...

- Sinh viên tự tìm hiểu thực tế và đối tượng trẻ.

- Soạn kế hoạch tổ chức các hoạt động có chủ định, công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tập đánh giá việc tổ chức thực hiện các HĐ CS&GD trẻ.

- Tập giao tiếp với phụ huynh trẻ qua việc đón trẻ-trả trẻ và các thành viên khác trong cộng đồng.

- Soạn và duyệt giáo án, tập giảng.

- Thực hiện tổ chức làm quen hoạt động có chủ định.

- Công tác tổ chức quản lý nhóm lớp.

- Tham gia hoạt động tổ chức “Bé vui đón tết”, gói bánh trưng ngày tết...

- Ban chỉ đạo sơ kết tuần 2&3, phổ biến kế hoạch tuần 4&5.

Tuần IV & V

Từ .../.../20... đến .../.../20...

- Tiếp tục tìm hiểu thực tế và đối tượng trẻ nhóm tiếp theo.

- Tiếp tục tổ chức làm quen hoạt động có chủ định.

- Soạn và duyệt giáo án, tập giảng.

- Tiến hành thực tập tổ chức HĐ có chủ định, thực tập công tác chăm sóc giáo dục tính điểm.

- Tập giao tiếp với phụ huynh trẻ qua việc đón trẻ- trả trẻ và các thành viên khác trong cộng đồng.

- Công tác tổ chức quản lý nhóm lớp.

- Ban chỉ đạo sơ kết tuần 4&5, phổ biến kế hoạch tuần 6&7.

Tuần VI & VII

Từ .../.../20... đến .../.../20...

- SV tự tìm hiểu thực tế và đối tượng trẻ nhóm tiếp theo.

- Soạn kế hoạch tổ chức các hoạt động có chủ định, công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tập đánh giá việc tổ chức thực hiện các HĐ CSGD trẻ.

- Tập giao tiếp với phụ huynh trẻ qua việc đón trẻ-trả trẻ và các thành viên khác trong cộng đồng.

- Soạn và duyệt giáo án, tập giảng.

- Thực hiện tổ chức làm quen hoạt động có chủ định.

- Công tác tổ chức quản lý nhóm lớp.

- Ban chỉ đạo sơ kết tuần 6&7, phổ biến kế hoạch tuần 8&9.

Tuần VIII & IX

Từ .../.../20... đến .../.../20...

- Tiếp tục tìm hiểu thực tế và đối tượng trẻ nhóm tiếp theo.

- Soạn và duyệt giáo án, tập giảng.

- Tiến hành thực tập tổ chức HĐ có chủ định, thực tập công tác chăm sóc giáo dục tính điểm.

- Tập giao tiếp với phụ huynh trẻ qua việc đón trẻ-trả trẻ và các thành viên khác trong cộng đồng.

- Công tác tổ chức quản lý nhóm lớp.

- Ban chỉ đạo sơ kết tuần 8&9, phổ biến kế hoạch tuần 10.

Tuần X

Từ .../.../20... đến .../.../20...

- Hoàn tất các nội dung thực tập (chấm điểm).

- Sinh viên viết và hoàn thành báo cáo thu hoạch thực tập thông qua nhóm, đoàn.

- BCĐ chuẩn bị và tổng kết thực tập, tổng hợp hồ sơ thực tập.

- Gặp mặt và chia tay, đoàn thực tập trở về trường CĐSP

Chỉnh sửa và tải về

2. Mẫu kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm số 2

Nội dung mẫu kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm mời bạn cùng tham khảo. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trên trang dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

SỞ GD&ĐT .................

TRƯỜNG .............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ..../KH-.....

............, ngày ... tháng ... năm 20....

KẾ HOẠCH

Hướng dẫn thực tập sư phạm lần ...

I. MỤC ĐÍCH

1. Mục tiêu chung

- Giúp sinh viên thực tập làm quen với môi trường giáo dục THPT, rèn luyện kỹ năng giảng dạy, quản lý lớp học và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Phát triển năng lực sư phạm, kỹ năng giao tiếp, và khả năng giải quyết các tình huống giáo dục.

2. Mục tiêu cụ thể

- Sinh viên nắm vững quy trình soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng và tổ chức giờ học hiệu quả.

- Sinh viên biết cách quản lý lớp học, đánh giá học sinh và tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

- Sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.

II. ĐỐI TƯỢNG THỰC TẬP VÀ PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Sinh viên ......................................., trường ĐHSP Hà Nội

- Môn học: Toán.

- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Thầy/Cô ..................................., lớp .........

- Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Thầy/Cô ...................................

2. Sinh viên ......................................., trường ĐHSP Hà Nội

- Môn học: Toán.

- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Thầy/Cô ..................................., lớp .........

- Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Thầy/Cô ...................................

3. Sinh viên ......................................., trường ĐHSP Hà Nội

- Môn học: Ngữ văn.

- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Thầy/Cô ..................................., lớp .........

- Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Thầy/Cô ...................................

4. Sinh viên ......................................., trường ĐHSP Hà Nội

- Môn học: Tiếng anh.

- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Thầy/Cô ..................................., lớp .........

- Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Thầy/Cô ...................................

III. NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Thời gian thực tập

- Tổng thời gian: 5 tuần.

- Bắt đầu: Ngày ... tháng ... năm 20....

- Kết thúc: Ngày ... tháng ... năm 20....

Cụ thể:

- Tuần 1: Làm quen với trường lớp, giáo viên hướng dẫn và học sinh.

- Tuần 2-4: Thực tập giảng dạy và quản lý lớp học.

- Tuần 5: Tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực tập.

2. Các hoạt động chính

2.1. Làm quen với môi trường

- Sinh viên được giới thiệu về trường, các phòng ban và quy định của nhà trường.

- Gặp gỡ giáo viên hướng dẫn và nhận lớp thực tập.

2.2. Dự giờ và học hỏi kinh nghiệm

- Sinh viên dự giờ các tiết học của giáo viên hướng dẫn và giáo viên khác.

- Ghi chép, phân tích, và rút kinh nghiệm từ các tiết dạy.

2.3. Soạn giáo án và giảng dạy

- Sinh viên soạn giáo án theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

- Thực hiện giảng dạy ít nhất 03 tiết học.

- Nhận phản hồi từ giáo viên hướng dẫn và điều chỉnh phương pháp giảng dạy.

2.4. Quản lý lớp học

- Tham gia quản lý lớp học, theo dõi nền nếp và hỗ trợ học sinh trong học tập.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt lớp và các buổi họp phụ huynh (nếu có).

2.5. Đánh giá và báo cáo

- Sinh viên viết báo cáo thực tập, tổng kết kinh nghiệm và kết quả đạt được.

- Tham gia buổi tổng kết thực tập tại trường.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Giáo viên hướng dẫn

- Hướng dẫn sinh viên soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng và tổ chức giờ học.

- Dự giờ, nhận xét và đánh giá các tiết dạy của sinh viên.

- Hỗ trợ sinh viên trong quản lý lớp học và giải quyết các tình huống sư phạm.

2. Sinh viên thực tập

- Tuân thủ quy định của nhà trường và giáo viên hướng dẫn.

- Tích cực tham gia các hoạt động giảng dạy, quản lý lớp học và ngoại khóa.

- Viết báo cáo thực tập và tham gia buổi tổng kết.

3. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các tổ chức, đoàn thể

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập.

- Phối hợp với giáo viên hướng dẫn để đánh giá kết quả thực tập.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Tiêu chí đánh giá

- Chất lượng giáo án và bài giảng.

- Kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học.

- Thái độ, tinh thần trách nhiệm, và sự tiến bộ của sinh viên.

- Kết quả báo cáo thực tập và buổi tổng kết.

2. Hình thức đánh giá

- Giáo viên hướng dẫn đánh giá dựa trên các tiêu chí trên.

- Sinh viên tự đánh giá và nhận xét về quá trình thực tập.

- Ban giám hiệu nhà trường tổng hợp kết quả và cấp giấy chứng nhận thực tập.

VI. KẾT LUẬN

- Kế hoạch thực tập sư phạm là cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thực tế và chuẩn bị tốt cho công việc giảng dạy trong tương lai.

- Nhà trường và giáo viên hướng dẫn cần hỗ trợ tối đa để sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập.

Nơi nhận:
- Lãnh đạo nhà trường;
- Tổ chuyên môn có sinh viên thực tập;
- Đoàn Thanh niên, tổ văp phòng;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chỉnh sửa và tải về

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong chuyên mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 1.623
Kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm năm học 2024-2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng