Hướng dẫn thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tện, chữ đệm cho người từ đủ 14 tuổi trở lên

Thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tện, chữ đệm

Vì một lí do nào đó mà bạn muốn thay đổi họ tên của mình, nhưng bạn lại chưa biết rõ việc đăng kí làm thủ tục thay đổi họ tên như thế nào? hoatieu.vn xin gửi đến các bạn bài viết Hướng dẫn thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tện, chữ đệm cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, mời các bạn cùng xem để chuẩn bị tốt hơn cho việc thay đổi họ tên của mình.

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:

  • Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sự liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ thì nhận hồ sơ và thu lệ phí. Trong trường hợp phải xác minh viết biên nhận cho cá nhân hẹn ngày trả kết quả và thu lệ phí.
  • Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.

Bước 3. Cá nhân nhận Quyết định cho phép thay đổi họ, tên, chữ đệm và bản chính Giấy khai sinh đã ghi chú mặt sau tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh để cán bộ hộ tịch cấp xã ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh lưu tại xã nội dung thay đổi họ, tên, chữ đệm.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

- Thành phần hồ sơ:

  • Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu quy định). Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai (Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP).
  • Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, tùy từng trường hợp cụ thể phải nộp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các loại giấy tờ sau:

- Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó;

- Nếu yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha, mẹ ruột sang họ cha, mẹ nuôi thì phải nộp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi;

- Nếu yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại thì phải nộp văn bản thể hiện sự đồng ý của cả cha và mẹ. Văn bản này phải có chứng thực chữ ký của cả cha lẫn mẹ. Trong trường hợp nếu khai sinh trước đây đã đăng ký không ghi phần cha hoặc mẹ hay ghi tên của người khác là cha hoặc mẹ thì phải nộp bản án hoặc quyết định công nhận cha hoặc mẹ...

  • Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.
  • Xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên, chữ đệm.

Ghi chú: Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết thay đổi hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên (căn cứ theo giấy khai sinh).
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đương sự cư trú có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên trong trường hợp công dân Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú mà có yêu cầu thay đổi hộ tịch.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thay đổi họ, tên, chữ đệm.

- Lệ phí: Lệ phí đăng ký việc thay đổi là: 25.000 đồng/ 01 trường hợp.

- Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Phạm vi thay đổi hộ tịch: Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Việc thay đổi cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

(Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005).

Đánh giá bài viết
1 230
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi