Hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán cho DN nhỏ và vừa

Hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán cho DN nhỏ và vừa

hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán cho DN nhỏ và vừa kèm theo Thông tư 133 sẽ có hiệu lực ngày 01/01/2017. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ các bút toán và thực hiện cho năm 2017.

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Tóm tắt các công việc kế toán cần làm từ tháng 12/2016 đến tháng 03/2017

7 điểm mới quan trọng của Luật Kế toán 2015

Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Trong đó đề cao tính khả thi áp dụng trong thực tế doanh nghiệp.

Hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán

Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới cởi mở, linh hoạt cao, đưa ra nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp. Chế độ kế toán chủ yếu quy định đến tài khoản cấp 1, chỉ một số ít tài khoản chi tiết đến cấp 2, mỗi tài khoản chỉ phản ánh một nội dung chứ không có riêng TK ngắn hạn, dài hạn. Doanh nghiệp được tự chi tiết và theo dõi ngắn hạn, dài hạn hoặc mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của mình;

Đối với những tài khoản quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC nhưng không được đề cập tại Thông tư 133, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số dư các tài khoản như sau:

Hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán cho DNHướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán cho DN nhỏ và vừa

Các nội dung khác đang phản ánh chi tiết trên các tài khoản có liên quan nếu trái với quy định Thông tư 133/2016/TT-BTC thì phải điều chỉnh lại.

Số dư tài khoản được phép chuyển đổi

Thông tư 133/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định chi tiết các tài khoản có số dư được phép chuyển đổi.

Theo đó, doanh nghiệp được phép thực hiện chuyển đổi số dư các tài khoản sau:

Số dư chi tiết về vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang phản ánh trên TK 1113 và 1123 được chuyển sang theo dõi trên các tài khoản:

  • TK 152- Hàng tồn kho;
  • TK 155- Thành phẩm;
  • TK 156- Hàng hóa (đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý được phân loại là hàng tồn kho)
  • TK 2288- Đầu tư khác (đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý không được phân loại là hàng tồn kho).
  • Số dư các khoản trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, không nắm giữ vì mục đích kinh doanh (mua vào để bán ra với mục đích kiếm lời qua chênh lệch giá mua, bán) đang phản ánh trên TK 121- Đầu tư tài chính ngắn hạn được chuyển sang TK 128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1288);
  • Số dư TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn được chuyển sang TK 242 - Chi phí trả trước;
  • Số dư chi tiết TK 1388 về ký quỹ, ký cược ngắn hạn và TK 244- Ký quỹ, ký cược dài hạn được chuyển sang TK 1386- Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược;
  • Số dư các khoản dự phòng đang phản ánh trên TK 159, 229 được chuyển sang TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản (chi tiết cho từng TK cấp 2 phù hợp với nội dung dự phòng);
  • Số dư TK 311- Vay ngắn hạn, TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, TK 3411- Vay dài hạn và TK 3412- Nợ dài hạn chuyển sang TK 341- Vay và nợ thuê tài chính;
  • Số dư TK 3414- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn chuyển sang TK 3386- Nhận ký quỹ, ký cược.

Khoản trích trước chi phí sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường (đối với những TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa định kỳ), chi phí hoàn nguyên môi trường, hoàn trả mặt bằng và các khoản có tính chất tương tự đang phản ánh trên TK 335- Chi phí phải trả được chuyển sang TK 352- Dự phòng phải trả (chi tiết TK 3524).

Thông tư 133 quy định các nội dung khác đang phản ánh chi tiết trên các tài khoản có liên quan nếu trái so với quy định tại Thông tư này thì phải điều chỉnh lại.

Đánh giá bài viết
1 116
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi