Đơn xin phép về sớm 30 phút

Hoatieu.vn xin giới thiệu Đơn xin phép về sớm 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi/đang trong quá trình hành kinh cần tạo điều kiện đối với nhân viên nữ theo Bộ luật Lao động 2019. Mời các bạn tham khảo, đặc biệt là các bạn nữ để không mất quyền lợi hợp pháp này của mình.

I. Đơn xin phép về sớm 30 phút

Đơn xin phép về sớm 30 phút

Nội dung chi tiết của mẫu đơn xin phép về sớm 30 phút, mời các bạn tham khảo:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____***_____

ĐƠN XIN PHÉP
Về sớm 30 phút

Kính gửi: ......................................................................(1)

Tôi tên là: ....................................(2) sinh ngày ....................................(3) hiện đang làm việc tại

Phòng/Ban/Tổ/Nhóm ...............................(4) của Công ty ..............................................(5)

Tôi xin phép được về sớm 30 phút từ Thứ ..... ngày .... tháng .... năm ..........đến Thứ ..... ngày .... tháng .... năm .............(6)

Lý do về sớm: Dự định những ngày này là khoảng thời gian tôi bị hành kinh/do đang trong quá trình nuôi con nhỏ theo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.

Rất mong .......................................................................................................(7) phê duyệt.

Trân trọng cảm ơn!

...........................(8)
(Phê duyệt và ký tên)

................................................(9)

...................(10), ngày ......./....../2016 (11)
Người làm đơn
(Ký tên)

...........................................(12)

1 Tên của đơn vị Công tác hoặc người có thẩm quyền duyệt đơn xin phép.

2 Họ và tên của người xin phép.

3 Ngày, tháng, năm sinh của người xin phép.

4 Vị trí làm việc hiện tại.

5 Tên của Công ty.

6 Thứ, ngày, tháng, năm của ngày làm việc xin về sớm.

7 Chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt.

8 Chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt.

9 Họ và tên của người có thẩm quyền phê duyệt.

10 Đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện hoặc tỉnh của nơi công tác.

11 Ngày, tháng, năm làm đơn.

12 Họ và tên của người làm đơn.

Lưu ý: Mẫu đơn này có giá trị tham khảo để lao động nữ, doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng; nếu doanh nghiệp của anh/chị đã có sẵn mẫu đơn về vấn đề này thì áp dụng mẫu đơn đó.

II. 3 trường hợp được đi muộn, về sớm vẫn nhận đủ lương

Hầu hết người lao động đều phải tuân thủ thời giờ làm việc theo đúng Nội quy lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp người lao động được đi làm muộn hơn hoặc về sớm hơn mà vẫn nhận đủ lương.

Dưới đây là những trường hợp được đi muộn, về sớm vẫn nhận đủ lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).

1. Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Theo khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động 2019:

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.

Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Căn cứ quy định trên, lao động nữ có con dưới 01 tuổi có thể đi muộn, hoặc về sớm tổng cộng 60 phút so với những người lao động khác. Thời gian này giúp lao động nữ có thêm thời gian nghỉ ngơi, cho con bú, vắt sữa...

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh

Vẫn theo khoản 4 Điều 137:

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Với quyền lợi này, lao động nữ sẽ được đi muộn hoặc về sớm 30 phút so với giờ làm việc thông thường trong suốt thời gian hành kinh trong tháng. Quy định này nhằm đảm bảo sức khỏe cho những lao động trong ngày “đèn đỏ”, nhưng trên thực tế rất khó áp dụng, do người lao động e ngại việc “khai báo” với người sử dụng lao động để được hưởng quyền lợi.

3. Trường hợp khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động

Trên thực tế, có nhiều trường hợp khác người lao động được đi muộn, về sớm mà vẫn hưởng nguyên lương. Điển hình như trường hợp bị ốm, có việc riêng đột xuất, hoặc trường hợp khác (tắc đường, hỏng xe...), người lao động xin phép người sử dụng lao động được đi muộn, hoặc về sớm mà vẫn được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.

Thông thường, những trường hợp này đều được đề cập trong thỏa ước lao động, Nội quy lao động của doanh nghiệp.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm - nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
5 22.604
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi