Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở
Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS
hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cấp trung học cơ sở. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS tại đây.
Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học mới nhất 2017
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC ĐÍCH
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học cơ sở, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên trung học cơ sở với yêu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở áp dụng cho tất cả cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy trung học cơ sở trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối kiến thức bắt buộc
a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp trung học cơ sở áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục trung học cơ sở.
b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trung học cơ sở theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.
2. Khối kiến thức tự chọn
Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở như sau:
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng | Mã mô đun | Tên và nội dung mô đun | Mục tiêu bồi dưỡng | Thời gian tự học (tiết) | Thời gian học tập trung (tiết) | |
Lý thuyết | Thực hành | |||||
I. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục | THCS 1 | Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở (THCS) 1. Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS 2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS | Phân tích được các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS để vận dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh | 8 | 4 | 3 |
THCS 2 | Hoạt động học tập của học sinh THCS 1. Hoạt động học tập 2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS | Phân tích được các đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS | 10 | 2 | 3 | |
THCS 3 | Giáo dục học sinh THCS cá biệt 1. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt 2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt 3. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt | Sử dụng được các phương pháp dạy học, giáo dục học sinh THCS cá biệt | 10 | 2 | 3 | |
II. Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập | THCS 4 | Phương pháp và kĩ thuật thu thập, xử lí thông tin về môi trường giáo dục THCS 1. Tìm hiểu môi trường giáo dục THCS 2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường giáo dục đến việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS | Sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật để thu thập, xử lí thông tin về môi trường giáo dục THCS | 10 | 2 | 3 |
THCS 5 | Môi trường học tập của học sinh THCS 1. Các loại môi trường học tập 2. Ảnh hưởng của môi trường học tập đến hoạt động học tập của học sinh THCS | Phân tích được ảnh hưởng của môi trường học tập tới hoạt động học tập của học sinh THCS | 10 | 2 | 3 | |
THCS 6 | Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS 1.Tạo dựng môi trường học tập 2. Cập nhật và sử dụng thông tin về môi trường giáo dục vào quá trình dạy học và giáo dục học sinh | Sử dụng được các biện pháp xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS | 10 | 2 | 3 | |
III. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên | THCS 7 | Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS 1. Quan niệm về hướng dẫn, tư vấn cho học sinh 2. Các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS | Phân tích được nội dung các lĩnh vực cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS | 10 | 2 | 3 |
THCS 8 | Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS 1. Phương pháp hướng dẫn, tư vấn 2. Những kỹ thuật cơ bản trong hướng dẫn tư vấn cho học sinh 3. Yêu cầu đối với giáo viên THCS trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh | Thực hiện được các phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS | 10 | 2 | 3 | |
THCS 9 | Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp 1. Phát triển nghề nghiệp giáo viên 2. Nội dung và phương pháp hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên | Có khả năng hướng dẫn tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp | 10 | 2 | 3 | |
IV. Nâng cao năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong quá trình giáo dục | THCS 10 | Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS 1. Khái niệm về rào cản 2. Các loại rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS 3. Nguyên nhân hình thành rào cản, ảnh hưởng của rào cản tới kết quả học tập của học sinh 4. Một số phương pháp, kĩ thuật phát hiện rào cản | Hiểu về rào cản và ảnh hưởng của rào cản tới kết quả học tập của học sinh. Có kĩ năng phát hiện được các rào cản đối với học sinh trong quá trình học tập | 10 | 2 | 3 |
THCS 11 | Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS 1. Quan niệm về chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong trường THCS 2. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS | Thực hành được các biện pháp giúp đỡ học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số thực hiện mục tiêu dạy học | 10 | 2 | 3 | |
THCS 12 | Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cho học sinh THCS 1. Trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh THCS 2. Phương pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng | Có kĩ năng giúp học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng trong học tập | 10 | 2 | 3 | |
V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học | THCS 13 | Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học 1. Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS 2. Phương pháp và kĩ thuật xác định nhu cầu học tập của học sinh THCS | Sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật để xác định nhu cầu học tập của học sinh phục vụ cho lập kế hoạch dạy học | 10 | 2 | 3 |
THCS 14 | Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp 1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp 2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp | Xây dựng được kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp | 10 | 2 | 3 | |
THCS 15 | Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học 1. Các yếu tố liên quan đến đối tượng và môi trường dạy học 2. Các yếu tố liên quan đến chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học 3. Tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học | Phân tích được các yếu tố liên quan đến thực hiện kế hoạch dạy học để có biện pháp kiểm soát hiệu quả các yếu tố này | 10 | 2 | 3 | |
THCS 16 | Hồ sơ dạy học 1. Xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp THCS 2. Sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu giữ hồ sơ dạy học | Xây dựng được hồ sơ dạy học, bảo quản và phục vụ cho dạy học theo quy định | 10 | 2 | 3 | |
VI. Tăng cường năng lực dạy học | THCS 17 | Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng 1. Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng 2. Các bước cơ bản trong thực hiện phương pháp tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng 3. Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng | Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng | 10 | 2 | 3 |
THCS 18 | Phương pháp dạy học tích cực 1. Dạy học tích cực 2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực 3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực | Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực | 10 | 2 | 3 | |
THCS 19 | Dạy học với công nghệ thông tin 1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học 2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin | 10 | 2 | 3 | |
VII. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | THCS 20 | Sử dụng các thiết bị dạy học 1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học 2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS 3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học | Sử dụng được các thiết bị dạy học môn học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS). | 10 | 2 | 3 |
THCS 21 | Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học (TBDH) 1. Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH 2. Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho học sinh thực hiện bảo quản thiết bị dạy học 3. Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH 4. Cải tiến và sáng tạo TBDH | Có kĩ năng bảo quản, sửa chữa và sáng tạo thiết bị dạy học. | 10 | 2 | 3 | |
THCS 22 | Sử dụng một số phần mềm dạy học 1. Một số phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học 2. Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học | Sử dụng được một số phần mềm dạy học | 10 | 2 | 3 | |
VIII. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh | THCS 23 | Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 1. Vai trò của kiểm tra đánh giá 2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 3. Thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh | Phân biệt và thực hiện được các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh | 10 | 2 | 3 |
THCS 24 | Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học 1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu kiểm tra; hình thức kiểm tra; xây dựng ma trận đề kiểm tra; viết đề kiểm tra, xây dựng hướng dẫn chấm 2. Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao hiệu quả dạy học | Sử dụng được các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học. | 10 | 2 | 3 | |
IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học | THCS 25 | Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS 1. Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục 2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN 3. Thực hiện viết SKKN | Viết được một sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học, giáo dục. | 10 | 2 | 3 |
THCS 26 | Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS 1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng | Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. | 10 | 2 | 3 | |
THCS 27 | Hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS 1. Tầm quan trọng của hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng 2. Phương pháp và kĩ năng phổ biến đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng | Biết hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng cho đồng nghiệp. | 10 | 2 | 3 | |
X. Tăng cường năng lực giáo dục | THCS 28 | Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS 1. Vai trò của việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường 2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục | Lập và tổ chức thực hiện được kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và đặc điểm môi trường giáo dục. | 10 | 2 | 3 |
THCS 29 | Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục 1. Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục 2. Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường 3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục | Xây dựng và tổ chức được các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng và đặc điểm của nhà trường | 10 | 2 | 3 | |
THCS 30 | Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS 1. Mục tiêu đánh giá 2. Nguyên tắc đánh giá 3. Nội dung đánh giá 4. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá | Nắm vững các nguyên tắc và sử dụng được các PP, kĩ thuật đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS | 10 | 2 | 3 | |
XI. Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp | THCS 31 | Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm 1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS 3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm | Có kĩ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm | 15 | ||
THCS 32 | Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm 1. Các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS 2. Các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS 3. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động của công tác chủ nhiệm cấp THCS | Có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm | 15 | |||
THCS 33 | Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm 1. Một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS 2. Một số kĩ năng cần thiết khi giải quyết tình huống trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS 3. Phân tích và giải quyết một số tình huống điển hình trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS | Có kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm | 15 | |||
XII. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục | THCS 34 | Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) ở trường THCS 1. Vai trò, mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường THCS 2. Nội dung tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS 3. Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS | Có kĩ năng tổ chức các hoạt động GDNGLL ở trường THCS | 15 | ||
THCS 35 | Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS 1. Quan niệm và phân loại kỹ năng sống 2. Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 3. Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục | Có kĩ năng tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua các môn học và hoạt động giáo dục | 15 | |||
THCS 36 | Giáo dục giá trị sống cho học sinhTHCS 1. Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống 2. Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ thông 3. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh 4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS qua các môn học và hoạt động giáo dục | Có kĩ năng tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục | 10 | 2 | 3 | |
THCS 37 | Giáo dục vì sự phát triển bền vững (PTBV) ở trường THCS 1. Khái niệm phát triển bền vững; giáo dục vì sự phát triển bền vững 2. Các nội dung cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững 3. Thực hiện giáo dục bền vững ở trường THCS | Mô tả các nội dung của giáo dục vì sự PTBV và con đường thực hiện giáo dục vì sự PTBV ở trường THCS | 7 | 8 | ||
THCS 38 | Giáo dục hòa nhập (GDHN) trong giáo dục THCS 1. Những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập 2. Thực hiện giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS | Phân tích được các khái niệm cơ bản và các yếu tố của GDHN trong giáo dục THCS | 5 | 10 | ||
XIII. Phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội | THCS 39 | Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS 1. Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS 2. Nội dung phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS 3. Một số biện pháp tăng cường sự phối hợp của phụ huynh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS | Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS | 8 | 2 | 5 |
THCS 40 | Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục 1. Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục học sinh THCS 2. Nội dung phối với các tổ chức xã hội trong giáo dục học sinh THCS 3. Một số biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh THCS | Có kĩ năng phối hợp với các tổ chức xã hội trong giáo dục học sinh THCS | 8 | 2 | 5 | |
THCS 41 | Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS 1. Vai trò và mục tiêu của các hoạt động tập thể trong giáo dục học sinh THCS 2. Các nội dung hoạt động tập thể trong hoạt động giáo dục học sinh THCS 3. Các phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS | Có kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS | 8 | 2 | 5 |
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở được hướng dẫn, bổ sung hằng năm.
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 1, thường xuyên bổ sung nội dung bồi dưỡng 3.
b) Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 2.
2. Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng
a) Mỗi giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.
- Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học;
- Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học;
- Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học.
b) Các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng không thay đổi tổng số thời gian bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong năm học (120 tiết/năm học).
c) Căn cứ nội dung bồi dưỡng 3, giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của sở giáo dục và đào tạo về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm.
3. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên. Các trường trung học cơ sở là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên của từng trường hoặc cụm trường trung học cơ sở. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, luyện tập kỹ năng cho giáo viên.
4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng:
a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án.
đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của các địa phương và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở được thực hiện hằng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở
181 KB 22/09/2017 9:21:00 SAChương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2024
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Mỹ thuật
-
Báo cáo tổng kết công tác văn thư lưu trữ mới nhất 2024
-
12 Mẫu Bài dự thi viết về gương điển hình người tốt, việc tốt trong ngành giáo dục 2024
-
10+ Mẫu giấy mời gặp mặt dâu rể 2024 đẹp nhất
-
Mẫu đơn xin bảo lưu kết quả học tập 2024 mới nhất
-
Mẫu bìa tiểu luận đẹp nhất
-
Phân phối chương trình lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (tất cả các môn)
-
Bản cam kết giữa gia đình, học sinh và nhà trường 2024 (8 mẫu)
-
Mẫu bảng điểm cá nhân 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu báo cáo đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông 2019
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT13
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học nhằm những mục đích gì?
Kế hoạch tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm học 2024
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN 39
Mẫu đơn xin miễn học
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến