Cẩm nang phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh THCS
Cẩm nang phổ biến pháp luật cho học sinh THCS
Cẩm nang phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh THCS được hoatieu.vn sưu tầm đăng tải, là tài liệu gồm nhiều thông tin hữu ích về pháp luật dành cho học sinh khối THCS. Trong cuốn cẩm nang, có những ví dụ minh họa cụ thể, rõ ràng về những tình huống phạm luật học sinh hoặc người thân xung quanh dễ mắc phải. Mời các bạn tham khảo.
MỤC LỤC
Nội dung | Trang | |
1 | MỤC LỤC | 2 |
2 | LỜI GIỚI THIỆU | 3 |
3 | MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LUẬT CẦN THIẾT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ | 6 |
4 | I. BẢO VỆ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ, NHÂN PHẨM | 8 |
5 | 1. Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mỗi con người là vốn quý, được pháp luật bảo hộ, không ai được phép xâm hại trừ những trường hợp luật định | 9 |
6 | 2. Những yếu tố nào có thể tác động làm ảnh hưởng đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người? | 11 |
7 | 3. Các biện pháp xử lí đối với người có hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác | 24 |
8 | II. VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH | 30 |
9 | III. VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH | 32 |
10 | MỘT SỐ TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT CỤ THỂ THƯỜNG GẶP | 35 |
LỜI GIỚI THIỆU
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, giúp mọi người sống, học tập, làm việc theo quy định của pháp luật. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người học trong cả nước không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục, của các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục mà chính là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân, của sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Giáo dục năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu Cẩm nang phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở. Cẩm nang nhằm giúp học sinh trung học cơ sở có những hiểu biết, nhận thức cơ bản về pháp luật; nhận biết hành vi tích cực được làm, được khích lệ, động viên; các hành vi tiêu cực, bị pháp luật nghiêm cấm, các hành vi vi phạm pháp luật bị xã hội lên án; hậu quả pháp lý bất lợi từ việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (cả hậu quả, tác hại đối với xã hội, với bản thân, với gia đình và những người xung quanh); cách phòng ngừa để không còn bị vi phạm. Từ đó nâng cao ý thức tự giác, xác định được trách nhiệm của bản thân và của những người xung quanh; phát hiện, thông tin kịp thời cho người có thẩm quyền để xử lí đối với các hành vi vi phạm.
Các nội dung pháp luật cần phổ biến, giáo dục trong cẩm nang được truyền tải thông qua các vụ việc, tình huống pháp lý cụ thể đang diễn ra hằng ngày mà học sinh thường tiếp xúc để giúp các em nhận thức rõ đâu là hành vi tích cực được phép thực hiện hoặc phải thực hiện, đâu là hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật để từ đó hạn chế hoặc không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Việc thiết kế các tình huống dựa trên các quy định của pháp luật, nhất là các hành vi bị nghiêm cấm; kết hợp giữa nhận diện các hành vi tích cực được khích lệ với hành vi tiêu cực bị phê phán, lên án. Từ hành vi vi phạm dẫn dắt đến hậu quả, tác hại và biện pháp xử lí của Nhà nước; nhận diện nguyên nhân, điều kiện,... để phòng tránh.
Với cách tiếp cận này, việc phổ biến, giáo dục pháp luật không còn khô khan, nặng nề mà còn giúp cho học sinh tiếp cận một cách chủ động, nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LUẬT CẦN THIẾT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. VỀ BẢO VỆ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ, NHÂN PHẨM
1. Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mỗi con người là vốn quý, được pháp luật bảo hộ, không ai được phép xâm hại trừ những trường hợp luật định
Tính mạng, thân thể, sức khoẻ của con người là vốn quý. Bản thân mỗi người phải biết quý trọng, giữ gìn và bảo vệ. Đồng thời, cũng phải tôn trọng, bảo vệ, không được xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của con người là quyền con người, được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm hại một cách trái pháp luật. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19); “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” (Điều 20).
Cụ thể hoá Hiến pháp, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe doạ thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kĩ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.” (Điều 33)
Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định:
“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Toà án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được huỷ bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.” (Điều 34)
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ của con người.” (Điều 10)
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, theo đó: “Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân đều bị xử lí theo pháp luật” (Điều 11).
Như vậy, mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác một cách trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật, bị xã hội lên án, bị pháp luật trừng trị. Người thực hiện hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xem xét, xử lí theo pháp luật như truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương XIV của Bộ luật hình sự năm 2015 và một số tội phạm khác được quy định tại Chương XV (các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân).
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
Cẩm nang phổ biến pháp luật định dạng .Doc
1 MB 15/07/2020 3:33:46 CH
Gợi ý cho bạn
-
Cách viết bản kiểm điểm học sinh 2024 mới nhất
-
Mẫu giấy kiểm tra có phách 2024 mới nhất
-
Mẫu danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả I, II
-
Mẫu Báo cáo tình hình triển khai học bạ số cấp Tiểu học
-
5 Bài phát biểu cảm tưởng của học sinh giỏi 2024
-
Phiếu hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường học (5 mẫu)
-
TOP 11 Bài tham luận về học tập đại hội chi Đội nhiệm kỳ 2024 - 2025
-
Bộ câu hỏi luyện thi Rung chuông vàng - Môn Lịch sử 2024 có đáp án
-
10 Bài phát biểu khai mạc hội trại 26/3 2024
-
10+ Mẫu kế hoạch công tác Đội năm học 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Tài liệu tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho học sinh
Mẫu khung kế hoạch tài chính trường học
Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 10 giảm tải theo công văn 4040
Mẫu biên bản bàn giao vật tư thiết bị dạy học
Cách tính thời gian làm việc, nghỉ hè của giáo viên thời Covid-19
Sử dụng PowerPoint soạn giáo án điện tử dạy học
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến