Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp năm 2024

Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhằm báo cáo kịp thời với cơ quan cấp trên về tình hình thực hiện pháp luật dân chủ trực tiếp tại cơ sở, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiếp tục hoàn thiện về dân chủ trực tiếp. Trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn là Mẫu báo cáo thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở cơ sở chi tiết.

1. Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp để làm gì?

Dân chủ trực tiếp là một trong các hình thức cơ bản của dân chủ, là sự thể hiện ý chí một cách trực tiếp của người dân về một vấn đề nào đó thuộc phạm vi quyền lực nhà nước mà không cần thông qua tổ chức hay cá nhân nào. Sự thể hiện ý chí này có ý nghĩa quyết định, bắt buộc phải được thi hành ngay. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý… Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.

>> Tham khảo thêm: Dân chủ trực tiếp là gì?

Ở nước ta, hình thức biểu hiện dân chủ trực tiếp gồm: bầu cử, bãi miễn đại biểu, trưng cầu ý dân, thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; bỏ phiếu toàn dân và lấy ý kiến có tính quyết định tại cơ sở; khiếu nại, tố cáo, phản biện xã hội, tư vấn xã hội, dân nguyện...

Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp năm 2024 do cơ quan, tổ chức liên quan có thẩm quyền thực hiện nhằm báo cáo với lãnh đạo cấp trên tình hình thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở cơ sở (điểm mạnh và hạn chế), tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

+ Rà soát, đánh giá và tổng hợp các văn bản của Trung ương, địa phương quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở và dân chủ trực tiếp.

+ Kết quả triển khai thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ trực tiếp tại các bộ, ban, ngành và địa phương trong thời gian qua; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.

+ Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiếp tục hoàn thiện về dân chủ trực tiếp theo các yêu cầu, nội dung được nêu trong Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

2. Mẫu báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp

HUYỆN ỦY.........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:............................., ngày... tháng... năm.....

BÁO CÁO

Tổng kết việc thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp năm 2023,

phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

I - KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Nêu khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng có tác động trực tiếp đến thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở cơ sở của địa phương, cơ quan, đơn vị.

II - CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng tổ chức quán triệt, triển khai các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày
18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; các nghị quyết, đề án, kết luận của tỉnh, huyện. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; trọng tâm là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống Nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế số 06-QC/TU, ngày 04/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn.

Cấp ủy các cấp kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở khi có thay đổi nhân sự. Lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện QCDC hằng năm. UBND huyện/tỉnh ban hành Kế hoạch..............., ngày.................... về thực hiện Quy chế dân chủ theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Ủy ban MTTQ huyện/tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác dân chủ - pháp luật nội dung Quy chế dân chủ theo Pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH11 năm 2022 và Pháp luật về dân chủ trực tiếp trong Hiến pháp năm 2013.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã đề cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý, điều hành, nâng cao ý thức phục vụ Nhân dân; làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của Nhân dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phối hợp với UBND huyện/tỉnh thực hiện hiệu quả việc giám sát và phản biện xã hội; thực hiện tốt công tác tham mưu tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng báo cáo tự kiểm tra hoạt động của các Ban Chỉ đạo QCDC các đơn vị; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát theo kế hoạch năm 2023; tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo quy chế hoạt động, đồng thời nhân rộng các điển hình, mô hình thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.

2. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp

Chỉ đạo UBND huyện/tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ năm 2022; quan tâm việc triển khai, cụ thể hóa chính sách, pháp luật của Nhà nước thành quy định, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là các vấn đề về dân tộc, vấn đề về đền bù giải phóng mặt bằng... Phối hợp với Ban Chỉ đạo huyện kiểm tra việc thực hiện QCDC năm 20... đối với Ban Chỉ đạo QCDC cơ quan, đơn vị.

3. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện QCDC ở cơ sở

Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động năm gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân nội dung của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11; phối hợp tuyên truyền một số văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân.

Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp tiếp tục thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên; tích cực nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân; phối hợp tham mưu giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức ....... cuộc đối thoại trực tiếp với Nhân dân, với ........... lượt người tham gia; tổ chức hòa giải thành công .../... vụ việc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Pháp lệnh tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trong các Hội nghị triển khai tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chương trình xây dựng nông thôn mới năm 20.....

Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ chính trị ban hành Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Trong năm 20..., MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện/tỉnh đã phối hợp tổ chức ...... cuộc giám sát, ........cuộc phản biện xã hội. Tiếp tục thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và
cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò nòng cốt để Nhân dân làm chủ, tích cực tham gia xây dựng dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

4. Hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở

Ban Chỉ đạo huyện/tỉnh đã cụ thể hoá văn bản, hướng dẫn của cấp trên, xây dựng, ban hành.......văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai việc thực hiện hiệu quả. Ban Chỉ đạo QCDC xã, thị trấn xây dựng....... văn bản để tổ chức triển khai thực hiện.

Ban Chỉ đạo QCDC từ huyện/tỉnh đến cơ sở làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy kiện toàn ban chỉ đạo; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở một cách đồng bộ, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát để việc thực hiện QCDC từng bước đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội, sát với tình hình thực tế, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân.

Ban Chỉ đạo huyện/tỉnh đã tổ chức......... Hội nghị tập huấn về việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại: .................................... với ................học viên tham gia. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện QCDC tại .........Ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở cơ quan, đơn vị. Ban Chỉ đạo QCDC xã, thị trấn xây dựng kế hoạch hoạt động năm cơ bản sát với tình hình thực tế, tổ chức .......... cuộc tuyên truyền riêng và lồng ghép cho ...............lượt người tham dự. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy chế. Tiếp tục động viên, nhân rộng điển hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP VÀ QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1. Thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn

Công khai để Nhân dân biết được thông qua nhiều hình thức như: niêm yết tại trụ sở UBND, họp dân, tiếp xúc cử tri; thông qua hệ thống loa truyền thanh, Trưởng thôn... Công khai cho Nhân dân biết kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự án các công trình đầu tư; phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã; chủ trương, chính sách vay vốn để phát triển sản xuất...

Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", các xã, thị trấn đã tổ chức họp cử tri đại diện hộ gia đình để Nhân dân bàn bạc và quyết định kế hoạch, biện pháp thực hiện các chủ trương trong việc huy động Nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn xóm...

Nhân dân được bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng, bổ sung quy ước của thôn bản; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng bản; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã được khu dân cư thực hiện tốt thông qua cuộc họp đại diện cử tri hộ gia đình để tham gia bàn và biểu quyết.

Chính quyền các xã, thị trấn đã phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức cho Nhân dân tham gia nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định ban hành như: Phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; các phương án, hình thức đền bù giải phóng mặt bằng... Đại diện cử tri hộ gia đình ở các khu dân cư đã tham gia ý kiến vào nhiều mô hình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương. Qua các ý kiến tham gia của Nhân dân, các chủ trương, chính sách ban hành của HĐND, UBND cụ thể, sát hợp hơn, đi vào cuộc sống của Nhân dân và có sức thuyết phục, được đông đảo Nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân giám sát thông qua MTTQ và các đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng các xã, thị trấn thực hiện giám sát thường xuyên đối với các công trình, tiểu dự án trên địa bàn, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

Các xã, thị trấn quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cùng với việc đổi mới công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, ban hành kế hoạch cải cách hành chính trên các lĩnh vực, kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại trụ sở xã, thị trấn. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo rà soát, cập nhật văn bản, thông tư, nghị định mới để triển khai và thực hiện các thủ tục hành chính đúng quy định; các bộ thủ tục, quy định về quy trình, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, danh mục phí, lệ phí về thủ tục hành chính được niêm yết công khai tại trụ sở ở vị trí dễ quan sát. Bộ phận một cửa được áp dụng phần mềm một cửa liên thông hiện đại giúp các bộ phận thuộc UBND xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền... .../... xã, thị trấn đã thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên
 hông”. Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy ước thôn bản, duy trì .../... bản thực hiện nghiêm túc quy ước.

Tiến hành thực hiệp thương dân chủ bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban MTTQ xã/huyện/tỉnh, nhiệm kỳ 20...-20...; Chủ tịch MTTQ các xã...................; Phó Chủ tịch MTTQ xã..................; bầu thay thế ............ trưởng thôn. Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng các xã, thị trấn thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát. Qua hoạt động giám sát thường xuyên của Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng các xã, thị trấn đối với các chế độ chính sách, công trình, tiểu dự án trên địa bàn đã được đông đảo Nhân dân đồng tình hỗ trợ trong hoạt động giám sát. Ngoài việc giám sát thường xuyên, Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng còn thực hiện các cuộc giám sát các công trình do Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ như: giám sát làm mới nhà đại đoàn kết, làm nhà văn hóa, nước sạch, mương thủy lợi, đường giao thông nông thôn.

Thông qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các tầng lớp Nhân dân về phát huy dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân, từng bước củng cố được lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, chính quyền; Nhân dân hiểu rõ hơn về quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” ở cơ sở và có ý thức tự giác trong việc thực hiện trách nhiệm công dân; từng bước củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, tăng cường lòng tin của các tầng lớp Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

2. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã chỉ đạo thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND các các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời. Thực hiện tốt việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước11. Làm tốt việc công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết, tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra. Cán bộ, công chức, viên chức đã nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị...

Tiếp tục thực hiện QCDC gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc ban hành quy định TTHC; thường xuyên rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa các quy định TTHC không phù hợp; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các quy định pháp luật để thực thi các phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, hoạt động kiểm tra chuyên ngành; thường xuyên chuẩn hóa các quy trình nội bộ, quy trình điện tử và thực hiện tốt việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện nghiêm việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn, làm tốt việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

100% cơ quan, đơn vị, quan tâm tổ chức, thực hiện hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cuối năm theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Thông qua hội nghị tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định; từng bước nâng cao nhận thức của tập thể, phát huy vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng thời hiểu rõ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; các ý kiến, kiến nghị của người cán bộ, công chức được giải quyết kịp thời, hạn chế được tình trạng khiếu kiện, tranh chấp trong lao động; các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu được phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời; các phong trào thi đua được đẩy mạnh; phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch đề ra phù hợp với đặc điểm tình hình, sát với thực tế. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân các cơ quan, đơn vị đã gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Việc thực hiện QCDC ở cơ quan, đơn vị đã có tác động tích cực trong việc góp phần thay đổi nhận thức, tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị, nhất là ở chính quyền cơ sở; tác động đến hiệu quả, chất lượng công việc trong bộ máy Nhà nước, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại các cơ quan, đơn vị toàn huyện. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức; phát huy vai trò của người đứng đầu trong phong cách làm việc dân chủ, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc trong các công ty, hợp tác xã và chủ sử dụng lao động đã đưa ra các nội dung người lao động được biết, được bàn, theo thỏa thuận... Tại hội nghị Người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp Nhà nước được công khai với người lao động những nội dung về: tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động; thỏa ước lao động tập thể giữa người sử dụng lao động với người lao động; việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; các nội dung khác theo quy định của pháp luật, cơ bản người lao động đồng thuận.

Trong năm, các doanh nghiệp Nhà nước, Ban thanh tra nhân dân ở cơ sở thường xuyên được kiện toàn (Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo ngành). Các doanh nghiệp đã tổ chức đối thoại tại nơi làm việc được ....buổi/......lượt người, ......hội nghị người lao động; phổ biến Nghị định số145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020 của Chính phủ thông qua sinh hoạt công đoàn được ...... buổi/......... lượt người tham gia.

Đối với ......công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tổ chức.......Hội nghị người lao động; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.........cuộc/....... lượt người. Liên đoàn Lao động huyện đã chỉ đạo Ban Chấp hành CĐCS phối hợp ký kết .........Thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Thông qua hội nghị Người lao động đã phát huy tinh thần dân chủ, Người lao động được tham gia ý kiến, kiến nghị, đề xuất với chủ sử dụng lao động về những quyền lợi liên quan; phát huy trí tuệ và tinh thần làm chủ của CNVCLĐ trong quản lý, giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Kết quả việc thực hiện QCDC trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 

Các cơ quan chức năng phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức họp dân, tuyên truyền, vận động Nhân dân trong diện có đất bị thu hồi, thông báo công khai các văn bản: quy hoạch, chỉ giới giải phóng mặt bằng, quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt dự án, nguồn gốc đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, thị trấn; tổ chức điều tra, xác minh nguồn gốc đất, công khai kết quả thẩm tra, xác minh nguồn gốc đất; số liệu kiểm kê về diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất; tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phương án bố trí tái định cư (đối với trường hợp phải bố trí tái định cư) để người dân tham gia ý kiến.

IV- ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Việc thực hiện QCDC ở cơ sở và thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả. Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ huyện đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch công tác năm 20... và tổ chức thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ, thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thực hiện QCDC và thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp đã phát huy vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế, dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, công đoàn; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có lối sống lành mạnh, phát huy quyền làm chủ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao; Nhân dân các dân tộc trong huyện phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

2. Hạn chế và nguyên nhân

2.1. Hạn chế

Công tác tuyên truyền triển khai Pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp luật về dân chủ trực tiếp trong Hiến pháp năm 2013, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ ở một số cơ quan, xã, doanh nghiệp có mặt còn hạn chế (một số chủ trương, chính sách... công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân vẫn chưa hiểu, nắm rõ để chủ động thực hiện).
Việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Người lao động và việc niêm yết công khai, minh bạch của một số cơ quan, đơn vị, xã chưa đảm bảo quy định. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền xã với nhân dân theo Quy chế số ..........., ngày ...........của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ còn lúng túng.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo QCDC xã, thị trấn; Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ còn hạn chế.

Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở một số doanh nghiệp hoạt động chưa thường xuyên, việc kiện toàn Ban Chỉ đạo chưa kịp thời.

2.2. Nguyên nhân

Một số cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về thực hiện QCDC ở cơ sở còn chưa đầy đủ.

Công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo QCDC các cấp với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ. Tinh thần, trách nhiệm của một số thành viên Ban Chỉ đao QCDC, Ban TTND, Ban GSĐTCĐ chưa chủ động trong tham mưu thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ, công chức phụ trách công tác QCDC ở cơ sở còn thiếu kinh nghiệm.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở các cơ quan, đơn vị tại cơ sở chưa thường xuyên, quyết liệt.

V- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 20...

1. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với việc triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 26- KH/TU Ban Thường vụ của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Ban Chỉ đạo QCDC ở các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở các loại hình: Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn; Pháp luật về dân chủ trực tiếp trong Hiến pháp năm 2013; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

3. Chỉ đạo triển khai, thực hiện hiệu quả công tác dân vận chính quyền; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại trực tiếp với Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước; tăng cường giáo dục tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; xử lý những CBCCVC gây khó khăn, phiền hà cho Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, pản ánh của Nhân dân; thực hiện tốt quy chế đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tiếp tục triển khai thực hiện việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của chính quyền và cơ quan nhà nước.

4. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217 -QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Chủ động phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả việc giám sát và phản biện xã hội đối với các chương trình dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, quy định về QCDC cho đoàn viên, hội viên, Nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nâng cao hiệu quả hoạt động Ban TTND, Ban GSĐTCD, đội ngũ cán bộ nòng cốt đủ năng lực tham giám sát, phản biện xã hội, nhất là các vấn đề liên quan đến dân sinh, dân chủ; đảm bảo thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

5. Quan tâm củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn; tổ chức hội nghị tập huấn, nâng cao vai trò trách nhiệm, kỹ năng hoạt động của từng thành viên Ban Chỉ đạo; làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ban Chỉ đạo và các đơn vị liên quan. Tiếp tục hướng dẫn cơ sở làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC.

6. Tổ chức tốt chế độ thông tin, báo cáo; hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện QCDC ở cơ sở; kịp thời biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến, đồng thời đôn đốc, hướng dẫn khắc phục những hạn chế, thiếu sót và chấn chỉnh các trường hợp sai phạm theo quy định.

VI - KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện dân chủ, dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

- Kiến nghị, đề xuất với huyện, tỉnh, trung ương nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiếp tục hoàn thiện về dân chủ trực tiếp theo các yêu cầu, nội dung được nêu trong Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nơi nhận:

- TT Huyện ủy/Tỉnh ủy, HĐND, lãnh đạo UBND huyện/tỉnh.

- Các đ/c thành viên BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Các cơ quan, đoàn thể, ban, ngành huyện/tỉnh.

- Lưu.

PHÓ BÍ THƯ/PHÓ GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật về dân chủ trực tiếp năm 2024. Mời bạn đọc theo dõi các bài viết hữu ích khác tại mục Biểu mẫu - Thủ tục hành chính của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 3.417
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm