Mẫu báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai 2024

Mẫu báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai là văn bản được đưa ra để tổng hợp các thông tin chi tiết và cụ thể về những hậu quả của thiên tai gây ra đối với một khu vực, một địa phương. Mẫu thông thường sẽ bao gồm các báo cáo thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trang thiết bị,.... Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo mẫu báo cáo chuẩn tại đây.

Thiên tai là một loạt các hiện tượng thiên nhiên mạnh mẽ, gây ra những hậu quả khôn lường. Với sức tàn phá khủng khiếp, thiên tai xảy ra khiến cho nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Mùa màng, cây trồng, vật nuôi bị hư hại nặng nề, gây ra mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến kinh tế. Bên cạnh đó, còn gây ra ô nhiễm môi trường, xói mòn đất, phá hủy hệ sinh thái. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức phòng chống các thiên tai và xây dựng các công trình phòng hộ là vô cùng cần thiết để giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra.

1. Mẫu báo cáo tình hình thiệt hại sau bão số 1

Nội dung mẫu báo cáo tình hình thiệt hại sau bão mời bạn cùng tham khảo tại đây, mẫu do cơ quan chính quyền tại địa phương sử dụng để báo cáo chi tiết về các ảnh hưởng do thiên tai gây ra trên địa bàn đang quản lý, nhằm thông báo cho người dân nắm được hậu quả cũng như nhanh chóng khắc phục các thiệt hại.

Báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai 2024

Mời các bạn chỉnh sửa mẫu trên trang dưới đây để điều chỉnh các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

BÁO CÁO VỀ THIỆT HẠI DO LỤT BÃO

(Báo cáo bằng điện thoại, điện tín và phương tiện nhanh nhất)

- Xã/phường/thị trấn:..........................................................................................

- Huyện/Quận/Thị xã:..........................................................................................

- Tỉnh/Thành phố:................................................................................................

- Loại lụt, bão xảy ra:...........................................................................................

- Từ ngày ... đến ngày … tháng … năm …

Tổng thiệt hại như sau:

1- Thiệt hại về người:

- Số người chết: ................... người

- Số người mất tích: ............... người

- Số người bị thương: .............. người

2- Thiệt hại về tài sản:

a. Thiệt hại về công trình phòng chống lụt, bão và công trình hạ tầng

- Chiều dài các đoạn đê bị vỡ, bị cuốn trôi: ................ m

- Chiều dài các đoạn đê bị sạt lở: .......................... m

- Chiều dài các đoạn kè bị vỡ, bị cuốn trôi: ................ m

- Số lượng cầu, cống bị sập và bị cuốn trôi: .............. cái

- Chiều dài đường xe cơ giới bị phá hỏng, bị cuốn trôi: ..... m

- Số cột điện trung và cao thế bị đổ, bị gãy: ............... cột

- Số trạm biến thế bị đổ, bị ngập và hư hại nặng: ....... trạm

b. Thiệt hại về sản xuất

- Diện tích lúa màu bị ngập: ................................ ha

+ Trong đó: Diện tích lúa bị mất trắng: ..................... ha

- Diện tích mạ bị ngập và bị cuốn trôi: ..................... ha

- Số lượng nhà xưởng, kho tàng, công trình phục vụ sản xuất bị sập đổ, bị cuốn trôi: ............. cái

- Số lượng ô tô, tàu, thuyền bị cuốn trôi, bị chìm, vỡ: ..... cái

- Số lượng trâu, bò bị chết: ................................ con

- Số lượng lợn bị chết: ..................................... con

c. Thiệt hại về công trình Văn hoá, phúc lợi

- Số phòng học bị sập đổ, bị cuốn trôi: ................. phòng

- Số phòng khám, phòng điều trị của Bệnh viện, Trạm xá bị sập đổ, bị cuốn trôi: .............. phòng

- Số lượng công trình văn hoá phúc lợi khác bị hư hỏng nặng: ............................... công trình

d. Nhà ở:

- Số nhà ở bị sập, bị cuốn trôi: ............................. nhà

- Số nhà ở bị ngập nước: ..................................... nhà

e. Môi trường sinh thái và đời sống dân cư:

- Số người mất nhà ở do nhà đổ, sập hoặc bị cuốn trôi: ..... người

- Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu, xăng dầu, phân bón, hoá chất độc hại hoà tan trong nước: ............. km2

f. Tài sản khác (ghi cụ thể theo loại, số lượng và đơn vị tính):

-...............................................................

-...............................................................

-...............................................................

Ngày ... tháng ... năm ...

UBND xã, phường, thị trấn
Người được uỷ quyền báo cáo

(Họ và tên, chức vụ)

2. Mẫu báo cáo tình hình thiệt hại sau bão số 2

Mẫu báo cáo tình hình thiệt hại sau bão lũ được Ủy ban nhân dân các thành phố, quận, huyện,... soạn thảo nhằm thông báo kịp thời về những hậu quả về người và tài sản do ảnh hưởng của bão gây ra.

Mời bạn cùng tham khảo mẫu thông báo và tải về MIỄN PHÍ theo đường liên kết trong bài viết để tiện sử dụng nhé:

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ......................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ........ /BC-UBND.........., ngày .... tháng .... năm 20......

BÁO CÁO
Tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn ...............
(từ ngày ..... - ...../...../20.......)

Theo nội dung đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh tại Công văn số ...................... ngày ....../....../20......., UBND .................... báo cáo tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn thành phố như sau:

I. Công tác chỉ đạo:

Trên cơ sở các Công điện của .............................; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố đã ban hành Công văn số ........................ ngày ....../....../20....... về ........................................ Đồng thời, UBND ............................ đã chủ động triển khai thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Tổ chức trực ban 24/24 giờ từ ngày ..... - ...../...../20....... để theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, rà soát phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm .....................;

- Tổ chức kiểm tra rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ, sạt lở đất ven sông, biển;

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu;

- Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao thành phố, Đài truyền thanh các xã, phường phát các bản tin về diễn biến mưa lũ để Nhân dân biết, chủ động ứng phó.

II. Tình hình thiệt hại:

1. Về người: ....................................

2. Về nhà ở: ....................................

3. Về giáo dục: ................................

4. Về Y tế: .......................................

5. Về văn hóa: ................................

6. Về nông, lâm nghiệp:

* Về hoa màu, rau màu (dưa hấu, ớt, lạc, các loại rau, đậu): ............. ha; trong đó:

- Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%): ............. ha;

- Thiệt hại rất nặng (từ 50%-70%): ............. ha;

* Về cây hoa: Thiệt hại hoàn toàn (trên 70%): .............. ha.

* Về cây trồng hàng năm (ngô, mì): Thiệt hại rất nặng (từ 50%-70%): ............. ha.

Ước thiệt hại: ............................. đồng.

7. Về chăn nuôi: .............................

8. Về thủy lợi: .................................

9. Về giao thông: ............................

10. Về thủy sản: ............................. Ước thiệt hại .......................... đồng.

Uớc tính tổng giá trị thiệt hại: ............................. đồng (..........bằng chữ.......... đồng).

Gửi kèm phụ lục kèm theo (Nếu có)

III. Đề xuất, kiến nghị:

Kính đề nghị UBND tỉnh quan tâm, xem xét hỗ trợ kinh phí, giống cây trồng,.. bị thiệt hại do mưa lũ gây ra để người dân sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất.

Trên đây là Báo cáo tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn ....................../.

Nơi nhận:
- ..............
- ..............
- Lưu: VT, KT.

KT. CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

3. Hướng dẫn viết báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương

Để viết được một mẫu báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai hoàn chỉnh. Các bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo cụ thể đã được Hoa Tiêu tổng hợp tại đây.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trong tháng 9 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trong tháng 9 năm 2023

Các loại thiên tai gây thiệt hại, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh ......................... chủ yếu là giông, lốc, mưa lớn, sạt lở bờ sông và hạn, xâm nhập mặn. Trong tháng 9, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh đã làm bị thương 02 người; sập, tốc mái 133 căn nhà; đổ, ngã 50 ha lúa Thu Đông, thiệt hại 01 ha rau màu, gãy ngã 2,45 ha cây ăn trái; gãy ngã 02 trụ hạ thế, 12 trụ đèn chiếu sáng, đứt 2,2 km đường dây điện chiếu sáng; xảy ra 05 điểm sạt lở với tổng chiều dài 179 m và theo báo cáo thiệt hại do xâm nhập mặn đối với cây trồng của các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Tam Bình và Trà Ôn sau khi kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại so với thống kê ban đầu như sau:

- Diện tích cây ăn trái bị thiệt hại tăng thêm 186,88 ha (của huyện Long Hồ, Trà Ôn, Vũng Liêm) và giảm diện tích thiệt hại 42,362 ha (của huyện Tam Bình).

- Tăng tỉ lệ phần trăm thiệt hại lên mức trên 70% (không tăng diện tích) là 198,43 ha (huyện Long Hồ, Trà Ôn);

- Tăng tỉ lệ phần trăm thiệt hại lên mức từ 30%-70% (không tăng diện tích) là 498,43 ha (huyện Long Hồ, Vũng Liêm);

- Giảm tỉ lệ phần trăm thiệt hại ở mức trên 70% xuống mức thiệt hại từ 30%-50% (không giảm diện tích) là 64,29 ha (huyện Vũng Liêm).

- Qua thống kê diện tích cây trồng phải hỗ trợ nước tưới do xâm nhập mặn của huyện Long Hồ đã giảm 3,71 ha so với diện tích thống kê ban đầu.

Tổng ước thiệt hại do thiên tai gây ra trong tháng 9 là 81.437,70 triệu đồng.

Cụ thể:

1. Giông, lốc, mưa lớn:

Trong tháng 9 đã xảy ra giông, lốc, mưa lớn làm thiệt hại như sau:

* Thiệt hại về người: Bị thương nhẹ 02 người (01 người nam và 01 trẻ em sinh năm 2009) tại xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ do nhà sập cây văng trúng và do gió lớn làm cửa nhà va vào người.

* Thiệt hại về nhà ở:

Giông lốc đã làm thiệt hại 133 căn nhà (sập 03 căn, tốc mái 130 căn) tại các huyện Tam Bình (03 căn), thành phố Vĩnh Long (01 căn), Long Hồ (129 căn) cụ thể:

- Thiệt hại hoàn toàn (>70%) là 14 căn nhà, gồm: xã Ngãi Tứ-TB: 01 căn nhà (sập) (20/9/2023); phường Tân Hòa-TPVL: 01 căn nhà; xã Lộc Hòa-LH: 06 căn nhà (trong đó sập 02 căn nhà), xã Tân Hạnh-LH: 06 căn nhà (11/9/2023);

- Thiệt rất nặng từ (50%-70%) là 02 căn nhà ở xã Thạnh Quới-LH (11/9/2023);

- Thiệt hại nặng từ 30%-50% là 32 căn nhà, gồm: xã Mỹ Thạnh Trung-TB: 01 căn nhà, xã Lộc Hòa: 23 căn nhà, xã Tân Hạnh: 06 căn nhà, xã Phú Quới: 01căn nhà, xã Thạnh Quới-LH: 01 căn nhà (11/9/2023);

- Thiệt hại 1 phần dưới 30% là 69 căn nhà, gồm: xã Tân Lộc-TB: 01 căn nhà (23/9/2023), xã Lộc Hòa: 64 căn nhà, xã Tân Hạnh: 02 căn nhà, xã Thạnh Quới-LH: 02 căn nhà (11/9/2023);

- Thiệt hại về nhà ở khác: xã Tân Hạnh: 16 căn (11/9/2023).

Ngoài ra, còn làm sập 53 mái che các sạp buôn bán của các hộ tiểu thương chợ Hàn Thẻ, xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ.

Ước thiệt hại về nhà trong tháng 9 là 1.684 triệu đồng.

* Thiệt hại về Nông nghiệp: Mưa lớn, giông lốc làm thiệt hại về cây trồng là 53,45 ha của huyện Long Hồ, Tam Bình, trong đó:

- Cây ăn trái là 2,45 ha, gồm: thiệt hại trên 70% là 1,95 ha (cây nhãn, cây mít của xã Lộc Hòa, Long Hồ) và thiệt hại từ 50%-70% là 0,5 ha (cây bưởi của xã Tân Hạnh, Long Hồ);

- Diện tích lúa Thu Đông bị thiệt hại trên 70% là 50 ha đang giai đoạn đồng trỗ bị sập ngã (tỉ lệ thiệt hại trên 70%) của xã Lộc Hòa, Long Hồ;

- Diện tích cây rau màu bị hư hại là 01 ha đậu đũa tại xã Tân Phú, huyện Tam Bình.

Ước thiệt hại về nông nghiệp trong tháng 9 là 275 triệu đồng.

* Thiệt hại về Công nghiệp: làm gãy ngã 02 trụ điện hạ thế, 12 trụ đèn chiếu sáng, đứt 2,2 km đường dây điện chiếu sáng (huyện Long Hồ).

Tổng ước thiệt hại do giông, lốc, mưa lớn gây ra trong tháng 9 là 1.959 triệu đồng.

2. Sạt lở:

Trong tháng cập nhật sạt lở của các huyện: xảy ra 5 điểm sạt lở, với tổng chiều dài là 179 m, gồm: Thị xã Bình Minh xảy ra 3 điểm sạt lở, tổng chiều dài 44m, ước thiệt hại 94 triệu đồng; huyện Bình Tân xảy ra 2 điểm sạt lở, tổng chiều dài 135m, ước thiệt hại 229,5 triệu đồng.

Ước thiệt hại do sạt lở trong tháng 9 là 323,5 triệu đồng.

3. Ảnh hưởng, thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn:

Trong tháng, cập nhật báo cáo thiệt hại cây trồng của các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn sau khi kiểm tra thống kê thiệt hại do xâm nhập mặn, so với thống kê thiệt hại ban đầu như sau:

- Tăng thêm diện tích bị thiệt hại là 186,88 ha (huyện Long Hồ tăng thêm 47,78 ha, huyện Trà Ôn tăng thêm 42,88 ha, huyện Vũng Liêm tăng thêm 96,22 ha) và giảm diện tích bị thiệt hại của huyện Tam Bình là 42,362 ha, do cây hồi phục.

- Tăng tỉ lệ thiệt hại lên trên 70% (không tăng diện tích) là 198,43 ha (huyện Long Hồ là 178,3 ha, huyện Trà Ôn là 20,13 ha);

- Tăng tỉ lệ thiệt hại lên từ 30%-70% (không tăng diện tích) là 498,43 ha (huyện Long Hồ là 364,92 ha, huyện Vũng Liêm là 133,51 ha);

- Giảm tỉ lệ thiệt hại từ trên 70% xuống 30%-50% (không giảm diện tích) là 64,29 ha của huyện Vũng Liêm.

- Qua thống kê diện tích cây trồng phải hỗ trợ nước tưới do xâm nhập mặn của huyện Long Hồ đã giảm 3,71 ha.

Tổng ước thiệt hại trong tháng 9 là 79.155,2 triệu đồng.

(Chi tiết xem phụ lục )

II. Tình hình thiên tai xảy ra từ đầu năm đến thời điểm báo cáo

Từ đầu năm đến hết tháng 9, thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh ước thiệt hại là 416.281,05 triệu đồng.

Tổng kinh phí đã hỗ trợ khắc phục thiệt hại là 33.066,18 triệu đồng, từ nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh, ngân sách huyện, nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh, nguồn thủy lợi phí cấp bù và các nguồn xã hội hóa trong và ngoài tỉnh.

a. Giông, lốc và mưa lớn:

- Thiệt hại do giông, lốc, mưa lớn lũy kế từ đầu năm đến nay:

+ Thiệt hại về người: làm bị thương nhẹ 04 người (01 người nam, 02 người phụ nữ và 01 trẻ em sinh năm 2009).

+ Thiệt hại về nhà: làm sập, tốc mái 318 căn nhà. Ước thiệt hại về nhà là 4.458 triệu đồng.

+ Thiệt hại về Nông nghiệp: làm ngã đổ 1.904,3 ha lúa; 11,15 ha rau màu bị ngã, ngập úng và 13,75 ha cây ăn trái ngã đổ. Ước thiệt hại là 13.019,48 triệu đồng.

+ Thiệt hại về Công nghiệp: gãy ngã 09 trụ hạ thế, 12 trụ đèn chiếu sáng, đứt 2,2 km đường dây điện chiếu sáng, 2 nhánh dây cáp điện duplex và 01 dây chằng xuống hạ thế. Ước thiệt hại là 25,72 triệu đồng.

Tổng ước thiệt hại do giông lốc, mưa lớn gây ra là 17.503,2 triệu đồng.

- Công tác khắc phục: đã hỗ trợ là 91,85 triệu đồng, trong đó: Phòng LĐ-TBXH các huyện đã hỗ trợ về nhà ở là 80 triệu; Quỹ PCTT tỉnh hỗ trợ cây trồnglà 11,85 triệu đồng (hỗ trợ cây rau màu của huyện Long Hồ bị thiệt hại). Các địa phương đang tiếp tục thực hiện thủ tục hỗ trợ thiệt hại cho người dân.

b. Về sạt lở:

- Lũy kế từ đầu năm đã xảy ra 83 điểm sạt lở trong nội đồng và sông chính, làm mất 2.794 m bờ sông, kênh, rạch và các công trình đê bao, đường giao thông nông thôn; ảnh hưởng đến 08 hộ dân.

Tổng ước ước thiệt hại do sạt lở là 5.296,9 triệu đồng.

- Công tác khắc phục: Tổng kinh phí hỗ trợ khắc phục là 6.867 triệu đồng, gồm: nguồn Quỹ PCTT tỉnh là 6.002 triệu đồng, nguồn ngân sách huyện và nguồn thủy lợi phí cấp bù là 4.300,25 triệu đồng.

c. Thiệt hại, ảnh hưởng do hạn, xâm nhập mặn:

* Lũy kế từ đầu năm đến nay ước thiệt hại do hạn, mặn là 393.480,95 triệu đồng, trong đó:

- Cây trồng bị thiếu nước tưới là 18.864,30 ha, trong đó: thiếu nước do mặn xâm nhập là 1.385,21 ha (huyện Long Hồ: xã Bình Hòa Phước là 632,86 ha, xã Đồng Phú là 752,35 ha) và thiếu nước tưới do hạn là 17.479,09 ha (bị thiếu nước tưới trong thời gian ngắn) tập trung ở 5 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Mang Thít và TX Bình Minh; trong đó: Lúa Đông Xuân là 9.010,41 ha, rau màu vụ Đông Xuân: 53,62 ha, lúa vụ Hè Thu là 1.568 ha, cây lâu năm: 6.847,06 ha), thiệt hại không đáng kể.

- Cây trồng bị nhiễm mặn là 2.469,88 ha, tập trung ở các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình; trong đó: lúa là 416,3 ha lúa Hè Thu và Đông Xuân, cây màu vụ Đông Xuân là 0,3 ha, 2.051,583 ha cây ăn trái (gồm: thiệt hại trên 70% là 842,788 ha, từ 50%-70% là 465,090 ha, từ 30%-50% là 743,205 ha, dưới 30% là 0,5 ha) và 1,7 ha cây giống bị hư hỏng, 15.000 cây ươm giống sầu riêng.

- Tổng số hộ bị thiếu nước sinh hoạt thời điểm cao nhất: 26.289 hộ.

- Có 89.743 hộ tại 51 trạm cấp nước sạch có thời đoạn đã sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn (tại huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn, Tam Bình, Long Hồ và TX. Bình Minh).

* Công tác hỗ trợ: Lũy kế từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ đối với hạn hán, xâm nhập mặn là 22.672,83 triệu đồng, trong đó:

+ Từ nguồn Quỹ PCTT đã hỗ trợ 176,28 triệu đồng;

+ Từ nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh và nguồn xã hội hóa do chính quyền, đoàn thể các cấp cùng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vận động, gồm: 22 công trình thủy lợi; 3.527 bồn, thùng, túi chứa nước; 5 máy lọc nước mặn thành nước ngọt; 01 hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt; 01 máy đo mặn tự động; 139 máy lọc nước gia đình, với tổng trị giá (quy ra tiền) là 22.495,803 triệu đồng (chưa kể nguồn huy động của Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh .............................).

 Chi tiết xem tại phụ lục.

Trên đây là một số Mẫu báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai mới nhất được Hoatieu.vn chia sẻ nhằm giúp soạn thảo một mẫu thông báo nghỉ do bão đầy đủ nội dung.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 7.483
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi