SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1

Tải về

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 1

SKKN: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1 được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây là mẫu Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới môn Toán, cung cấp ý tưởng, sáng kiến và kinh nghiệm quý báu về một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 cho các thầy cô tham khảo, nhằm hoàn thiện bài dự thi SKKN giáo viên dạy giỏi hay, đạt kết quả cao.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Mời các bạn tải file về máy để xem đầy đủ nội dung.

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

SKKN: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1

1. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụngsơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1

2. Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp:

Nói đến Toán học là nói đến một môn học trọng điểm trong chương trình giáo dục ở tiểu học nói riêng và ở tất cả các bậc học nói chung. Chương trình GDPT tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’.

Hiện nay, ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng, có tính quyết định. Do đó, đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức và phương pháp dạy học hiện đại mà phải biết vận dụng các phương pháp thích hợp để tổ chức dạy học cho từng nội dung kiến thức cụ thể. Có như vậy với kích thích được sự say mê, hứng thú học tập, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy các em còn gặp khá nhiều hạn chế trong quá trình học toán cộng, trừ trong phạm vi 10 như sau:

+ Chưa biết viết phép cộng ứng với tình huống thực tế có vấn đề giải quyết bằng phép cộng hoặc phép trừ.

+ Chưa thuộc bảng cộng , bảng trừ trong phạm vi 10.

+ Cộng, trừ nhẩm rất chậm, vẫn còn hiện tượng xòe tay đếm từng số.

+ Chưa biết cách ghi nhớ bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 thông qua quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các ví dụ bằng số.

3. Lý do chọn sáng kiến, giải pháp:

Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực cho học sinh của chương trình GDPT 2018 được ngành GD quan tâm. Bởi lẽ, phương pháp dạy học và cách học truyền thống phần nào đã khiến tư duy của nhiều học sinh đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển trí não của học sinh. Mặt khác, qua thực tế giảng dạy môn toán lớp 1 nói chung và phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10 nói riêng, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa nắm chắc hay chưa thuộc và vận dụng hiệu quả bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 vào làm bài tập liên quan. Vì lẽ đó việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán 1 nó chung và và phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10 nói riêng giúp học sinh lớp 1 ghi nhớ các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và thực hiện tốt các phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Ngoài ra sử dụng sơ đồ tư duy giúp HS hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu phát hiện, chiếm lĩnh các kiến thức và nội dung vấn đề liên quan hiệu quả.

Thực tế, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Việc tìm kiếm và vận dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và các môn học ở lớp 1 nói riêng là vấn đề quan trọng nhằm hình thành cho học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo; qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực tự học thể hiện qua 4 đặc trưng cơ bản:

Một là giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo, học sinh tự khám phá, tìm tòi và lĩnh hội kiến thức.

Hai là giáo viên định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,… học sinh khai thác các tài liệu học tập, tìm lại kiến thức đã có để phát triển tiềm năng sáng tạo.

Ba là tổ chức phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp của Giáo viên - Học sinh và Học sinh - Học sinh. Học sinh lĩnh hội kiến thức từ các hoạt động giáo viên đã tổ chức và cũng có thể lĩnh hội kiến thức từ hoạt động học của bạn mình.

Bốn là đánh giá kết quả theo mục tiêu bài thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập; chú trọng phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Từ đó học sinh hình thành và phát huy những năng lực, phẩm chất cơ bản. Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản đó, tôi nhận thấy một trong những phương pháp có ưu điểm đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học ở Tiểu học hiện nay đó là “ Sơ đồ tư duy”.

Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy trong các nội dung học sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích. Qua đó bước đầu hình thành các kiến thức liên quan ở mức độ đơn giản. Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáo tạo trong các môn học nói chung và trong môn Toán nói riêng của học sinh.

Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu biện pháp “ Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1”

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho học sinh áp dụng vào lớp 1A4, trường Tiểu học ..............., năm học 2023 – 2024 .

5. Mô tả mục đích nghiên cứu.

- Ghi lại những biện pháp đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.

- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho học sinh

- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường cùng các cấp lãnh đạo để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.

6. Nội dung chi tiết của sáng kiến:

6.1. Giải pháp

1. Làm quen và tập đọc hiểu Sơ đồ tư duy:

Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1các em còn nhỏ, tư duy còn chậm. Để sử dụng được phương pháp Sơ đồ tư duy trong dạy học đạt hiệu quả, tôi nghĩ yếu tố quan trọng nhất vẫn là ở học sinh. Nghĩa là học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản sách giáo khoa truyền thụ và biết liên kết các kiến thức có liên quan nhau. Để các em lĩnh hội tốt Sơ đồ tư duy trong việc học, tôi đã thực hiện theo trình tự sau:

...............

Tải SKKN: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1 về máy để xem tiếp nội dung

Trên đây là mẫu SSKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho HS lớp 1. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Sáng kiến kinh nghiệm của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
3 463
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm