SKNN: Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật THCS mới nhất 2024

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ TOP 8 mẫu Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật THCS mới nhất được sưu tầm và chọn lọc từ những SKKN hay nhất trên toàn quốc. Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục hài hòa về đức, trí thể, mỹ cho học sinh. Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm Mỹ thuật THCS theo chương trình mới lớp 6, 7, 8, 9 được đánh giá cao nhất dưới đây dành cho thầy cô giáo tham khảo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Do nội dung SKKN môn Mĩ thuật THCS rất dài nên HoaTieu.vn chỉ show một vài nội dung cơ bản. Thầy cô tải file về máy để tham khảo bản đầy đủ nhé!

SKKN Mĩ thuật THCS
SKKN Mĩ thuật THCS

1. SKKN: Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh khối lớp 6 khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật

CỘNG HÒa XÃ HỘI CHỦ nGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

Kết quả hoạt động sáng kiến

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện .................

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh khối lớp 6 khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.

3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cho học sinh khối lớp 6 ở trường TH&THCS ..................

4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày … tháng … năm 20…đến ngày …tháng … năm 20...

5. Tác giả:

- Họ và tên: .................

- Năm sinh: …

- Trình độ chuyên môn: Đại học SP Mỹ Thuật. - Điện thoại : .................

- Chức vụ : Giáo viên Trường TH&THCS ..................

- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

6. Đồng tác giả: Không

II. NỘI DUNG

1. Thực trạng của giải pháp đã biết

Là một giáo viên được tập huấn và trực tiếp giảng dạy bộ môn Mỹ thuật theo bộ sách chân trời sáng tạo được áp dụng giảng dạy trong năm học 20... - 20..., tôi nhận thấy nhiều ưu điểm khi thực hiện bộ sách mới này. Khi thực hiện các nội dung bài học học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm Mỹ , năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh.Khi

Tuy nhiên, để học sinh thực sự hứng thú trong các tiết dạy Mỹ thuật theo bộ sách mới này giáo viên cần phải làm gì? Chuẩn bị đồ dùng dạy học như thế nào? Hay hình thức tổ chức lớp học ra sao? Cách thực hiện các quy trình sáng tạo như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên khi giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở bậc học THCS nói chung và đối với học sinh khối lớp 6 nói riêng.

Chất lượng môn Mỹ thuật của khối khối lớp 6 Trường TH&THCS ................. - huyện ................. - tỉnh ................. trước khi tôi áp dụng sáng kiến vào tháng 9 năm học 20... - 20... đạt được cụ thể như sau:

Khối Lớp

TSHS

HS có hứng thú học

HS chưa có hứng thú học

SL

TL%

SL

TL%

6

112

62

55,4%

50

44,6%

Sau khi đã áp dụng sáng kiến đạt được kết quả như sau:

Khối Lớp

TSHS

HS có hứng thú học

HS chưa có hứng thú học

SL

TL%

SL

TL%

6

112

110

98,2%

2

1,8

- Qua khảo sát và thực nghiệm, tôi nhận thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt, các em đã say mê hơn trong các bài học. Trong các tiết học các em đã sáng tạo hơn, có ý thức hơn trong học tập. Kết quả được thể hiện cụ thể: 98,2% học sinh yêu thích môn học, số học sinh xếp loại Đạt: 100%

Với kết quả đã đạt được như vậy đã khẳng định tính khả thi của sáng kiến. Sáng kiến được thực hiện đã đóng góp một phần tích cực và thực tế trong việc dạy học Mỹ thuật ở trường THCS đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao.

Với những suy nghĩ trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Mỹ thuật đã suy nghĩ tìm ra giải pháp nhằm:

- Giúp học sinh khối lớp 6 thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động học tập.

- Giúp học sinh khối lớp 6 phát huy được tối đa trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rèn luyện cho các em có khả năng biểu đạt, phân tích và tăng cường kỹ năng giao tiếp.

Khi thực hiện sáng kiến tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, hứng thú và tích cực của các em trong môn Mỹ thuật. Trên cơ sở đó bản thân tôi luôn suy nghĩ, nghiên cứu đề ra những biện pháp tích cực giúp học sinh phát huy tốt kĩ năng sáng tạo, tích cực trong học tập. Đó là vấn đề cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em phát triển toàn diện, để hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức để từ đó học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực cũng như phát triển các giác quan của các em.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

.......................

2. SKKN: Sáng kiến được thực hiện trong phạm vi chủ đề vật liệu hữu ích mĩ thuật lớp 6

GIÚP HỌC SINH HOÀN THÀNH SẢN PHẨM CHẤT LIỆU MÔN MĨ THUẬT 6

I. Lí do chọn sáng kiến.

1. Cơ sở lí luận.

Trong quá trình giảng dạy Mĩ thuật tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng trong quá trình làm sản phẩm, chưa bắt kịp với phương pháp giáo dục phổ thông mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn Mĩ thuật. Vì thế tôi luôn cố gắng, nỗ lực tìm mọi biện pháp để giúp các em hoàn thành sản phẩm dễ dàng hơn. Việc giúp học sinh hình thành được kỹ năng, thể hiện sản phẩm mang tính sáng tạo là điều vô cùng quan trọng. Chính vì thế tôi chọn sáng kiến “Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm chất liệu môn Mĩ thuật 6”.

2. Cơ sở thực tiễn.

Nghệ thuật trang trí là một loại hình nghệ thuật ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Vai trò quan trọng của việc tạo họa tiết, kết hợp màu sắc trong sản phẩm học tập. Như chúng ta đã biết cái đẹp trong nghệ thuật không bao giờ thoát ly cái đẹp trong đời sống bởi vì cái đẹp trong cuộc sống là ngọn nguồn của cái đẹp trong nghệ thuật. Nói cách khác cơ sở của cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống. Không có loại hình nghệ thuật nào lại không lấy tư liệu từ trong cuộc sống để rồi trả lại cho cuộc sống một tư liệu ở dạng tốt hơn. Vậy muốn làm trang trí tốt thì phải nghiên cứu thiên nhiên. Muốn có sản phẩm đẹp thì phải có họa tiết trang trí đẹp và muốn tạo ra họa tiết trang trí đẹp thì phải nghiên cứu thiên nhiên và dựa vào thiên nhiên.

Một vấn đề nữa còn nói rõ thêm đó là khi cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống và muốn làm trang trí tốt thì phải nghiên cứu thiên nhiên. Không có nghĩa là sao chép cái hình ảnh trong thực tế thiên nhiên và đưa ngay vào bài làm. Cái ghi chép được trong thiên nhiên chưa phải là những họa tiết trang trí. Nói cách khác là phải biến cái ghi chép từ thực tế trở thành họa tiết trang trí bằng cách đơn giản hóa, lược bỏ những cái không cần thiết không thuộc về bản chất và nâng nó lên một hình thức mới, mỹ hóa hình ảnh dưới cách nhìn nghệ thuật phù hợp với nội dung và một hình thức trang trí cụ thể. Công việc này thường được gọi là cách điệu hay tạo họa tiết trang trí.

3. Phạm vi sáng kiến.

Sáng kiến được thực hiện trong phạm vi chủ đề vật liệu hữu ích mĩ thuật lớp 6.

II. Phân tích thực trạng.

1/ Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể.

- Giáo viên được đào tạo chính qui nên thuận lợi cho việc giảng dạy theo hướng

phát huy tính tích cực của học sinh.

- Giáo viên có điều kiện dự giờ rút kinh nghiệm.2

- Mĩ thuật được cấp phòng chức năng riêng và được trang bị đồ dùng dạy học

đầy đủ.

- Giáo viên được bồi dưỡng tập huấn chuyên môn thường xuyên.

- Giáo viên luôn vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.

- Môn Mĩ thuật góp phần quan trọng trong xếp loại học lực của học sinh.

- Đa phần học sinh có đủ dụng cụ học tập

- Mĩ thuật ứng dụng nhiều trong cuộc sống...

2/ Khó khăn:

- Học sinh còn coi Mĩ thuật là môn học phụ nên chưa tích cực tham gia trong

giờ học.

- Phụ huynh đi làm ăn xa nên khó quan tâm đến việc học của con.

- Học sinh chưa phân biệt rõ giữa thiết kế và tạo hình 3D

- Học sinh chưa tạo được họa tiết đẹp, phù hợp với sản phẩm

- Học sinh chưa nắm vững các bước tạo sản phẩm vật liệu.

...................

Xem tiếp tại file tải về.

3. SKKN: Sử dụng linh hoạt chất liệu trong phân môn vẽ theo mẫu đối với môn Mĩ thuật lớp 7

Xem chi tiết tại file tải về.

4. SKKN: Một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập và giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo trong phân môn vẽ tranh – bộ môn Mĩ thuật bậc THCS

Xem chi tiết tại file tải về.

5. SKKN: Một số giải pháp giúp câu lạc bộ mĩ thuật hoạt động hiệu quả, sáng tạo và thực tiễn

Xem chi tiết tại file tải về.

6. SKKN: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS

Xem chi tiết tại file tải về.

7. SKKN: Ứng dụng giáo dục Stem vào định hướng tạo sản phẩm mỹ thuật trong

Xem chi tiết tại file tải về.

8. SKKN: Sử dụng các quy trình, phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học

Xem chi tiết tại file tải về.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Sáng kiến kinh nghiệm thuộc chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
5 1.193
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm