Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử - Địa lý mô đun 3 Tiểu học
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử - Địa lý mô đun 3 Tiểu học là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu module 3. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Xây dựng kế hoạch bài dạy module 3 môn Lịch sử - Địa lý
1. Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử - Địa lý mô đun 3 số 1
I. Mục tiêu đánh giá
- Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn ở Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyên liên quan (Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng sa..)
- Sưu tầm, đọc và kể lại được một số câu chuyện, bài thơ về biển, đảo Việt Nam.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Yêu cầu cần đạt | Mức độ biểu hiện |
- Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn ở Việt Nam trên bản đồ. | Mức độ 1: Nêu được tên một số đảo và quần đảo nước ta. Mức độ 2: Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam Mức độ 3: Nêu được vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước. |
- Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyên liên quan (Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng sa..) - | Mức độ 1: Biết trình bày một số giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo nước ta Mức độ 2: Nêu cảm nghĩ về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở nước ta. Mức độ 3: Bày tỏ ý kiến về ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo. |
II/ Bảng mô tả kế hoạch đánh giá
Hoạt động dạy học | Mục tiêu hoạt động | Sản phẩm/ minh chứng | Kiểm tra đánh giá | |
Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | |||
1/ Hoạt động khởi động | Tạo không khí sinh đông. Kết nối vào bài học. | GV cho HS nghe bài hát “ Chú bộ đội ở đảo xa” | Hỏi- đáp | Câu hỏi gợi mở |
2/ Hoạt động hình thành kiến thức mới | ||||
Hoạt động 1. | Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước. | Phát biểu của học sinh về vị trí địa lí của vùng biển nước ta - Học sinh sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam chỉ vị trí vùng biển nước ta tiếp giáp với những nước nào. -Phát biểu trình bày vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước. | Hỏi- đáp Quan sát Kiểm tra viết | Câu hỏi Bảng kiểm Bảng kiểm, câu hỏi |
Hoạt động 2. | Xác định vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. | - Phát biểu của học sinh về vị trí địa một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam - Học sinh sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam chỉ vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của Việt Nam -Phát biểu trình bày vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. | Hỏi- đáp Quan sát | Câu hỏi Bảng kiểm |
3/ Hoạt động luyện tập | Chỉ trên lược đồ vị trí của biển đảo VN. Nêu được vai trò của biển đảo đối với đất nước. Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,… | - HS chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta. - Trình bày biển, đảo có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế của đất nước. -HS chơi trò chơi em là hướng dẫn viên tuổi nhỏ. | -Quan sát - Hỏi đáp - Sản phẩm học tập. | -Lược đồ, bản đồ -Câu hỏi -Bảng kiểm |
4/ Hoạt động vận dụng | · Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc. | · Học sinh kể chuyện, đọc thơ về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc. -Phát biểu Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam | Hỏi- đáp Quan sát | Câu hỏi - |
III. Công cụ đánh giá
1/ Công cụ đánh giá hoạt động khởi động
+Mục tiêu: Tạo không khí sinh đông. Kết nối vào bài học.
+Công cụ đánh giá:
Câu hỏi: Nội dung bải hát nói lên điều gì?
2/ Công cụ hoạt động hình thành kiến thức mới
*Hoạt động 1.
- Mục tiêu: Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Công cụ đánh giá:
Câu hỏi:
- Các em quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, chỉ trên bản đồ vị trí vùng biển nước ta.
- Em hãy cho biết vùng biển nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào?
- Biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của nước ta?
Phiếu học tập:
Quan sát bản đồ đọc thông tin trong sách giáo khoa vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Bảng kiểm hoạt động nhóm
Chủ đề: Biển, đảo Việt Nam
Họ và tên …………………………………..
Tên nhóm …………………………………
Nhóm | Nhận xét đánh giá | |||||
Hình thức trình bày | Nội dung trình bày | |||||
Tốt | Khá | Trung bình | Tốt | Khá | Trung bình | |
Nhóm 1 | ||||||
Nhóm 2 | ||||||
………. |
*Hoạt động 2.
+ Mục tiêu: Xác định vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
+ Công cụ đánh giá:
Câu hỏi:
+ Em hãy chỉ và nêu tên các đảo, quần đảo tiêu biểu của nước ta trên bản đồ.
+ Đảo, quần đảo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế đất nước?
Bảng kiểm hoạt động nhóm
Chủ đề: Biển, đảo Việt Nam
- Họ và tên …………………………………..
- Tên nhóm …………………………………
Nhóm | Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân | Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân | Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân chính xác | Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm |
Nhóm 1 | ||||
Nhóm 2 | ||||
………. |
3/ Hoạt động luyện tập
+ Mục tiêu: Chỉ trên lược đồ vị trí của biển đảo VN. Nêu được vai trò của biển đảo đối với đất nước. Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,…
+ Công cụ đánh giá:
- Em hãy chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông các đảo và quần đảo của nước ta.
- Việt Nam có những cảng biển nào?
- Biển, đảo có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế của đất nước?
- Khi đi du lịch đến các bãi biển, em cùng mọi người cần phải làm gì để giữ gìn cảnh quang môi trường ở đó?
Bảng kiểm hoạt động nhóm
Chủ đề: Biển, đảo Việt Nam
- Họ và tên …………………………………..
- Tên nhóm …………………………………
Nhóm | Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân | Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân | Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân chính xác | Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm |
Nhóm 1 | ||||
Nhóm 2 | ||||
………. |
4/ Hoạt động vận dụng
+ Mục tiêu: Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc.
+ Công cụ đánh giá:
Câu hỏi:
- Em và các bạn cần làm gì để góp phần bảo vệ, giữ gìn biển đảo việt Nam?
2. Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử - Địa lý mô đun 3 số 2
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
TÊN CHỦ ĐỀ: PHỐ CỔ HỘI AN (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử - địa lý:
- NL nhận thức KH LS – ĐL:
- Kể được một số tên gọi khác của phố cổ Hội An
- Nêu được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An
- NL tìm hiểu LS – ĐL:
- Mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An (nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu,...) có sử dụng tư liệu (tranh ảnh)
- NL vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học:
- Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ, lược đồ.
1.2 Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Biết sưu tầm, tìm hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp giữa các bạn trong hoạt động trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về phố cổ Hội An.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề cần tìm hiểu trong chủ đề.
* Phẩm chất:
- Thể hiện được lòng tự hào, tình yêu đối với phố cổ Hội An.
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp DH: Trực quan, hợp tác, đàm thoại, trò chơi.
- Kỹ thuật: Khăn trải bàn.
1. Phương tiện dạy-học:
a. Giáo viên:
- Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam, lược đồ phố cổ Hội An;
- Một số hình ảnh, video về một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An (Chùa Cầu, hội quán người Hoa, nhà cổ Phùng Hưng ...);
- Một video về thực trạng các công trình kiến trúc cổ ở Hội An,
- Video ca khúc "Chiều Hội An".
b. Học sinh:
- Nhóm 1: Tranh ảnh các nhà cổ ở Hội An (Phùng Hưng….)
- Nhóm 3: Tranh ảnh, Chùa Cầu
- Nhóm 5: Tranh ảnh các Hội quán (Người Hoa…)
2. Tiến trình tổ chức dạy học:
a. Hoạt động khởi động (8’)
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh, kết nối vào bài học.
* Cách thức tổ chức:
+ Trò chơi “Ô cửa bí mật”, HS trả lời 2 câu hỏi về chủ đề trước sau đó bức ảnh hiện ra để dẫn dắt vào bài mới (hình ảnh Chùa Cầu)
+ GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh Chùa Cầu.
H: Ảnh chụp địa danh nào? Ở đâu?
- Em biết gì thêm về phố cổ Hội An?
* Sản phẩm học tập: Câu trả lời.
* Công cụ đánh giá: Câu hỏi mở: (PP đánh giá: hỏi – đáp)
b. Hoạt động khám phá
Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí phố cổ Hội An (15 phút)
* Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An, kể tên được các huyện thị giáp ranh với phố cổ Hội An.trên bản đồ hoặc lược đồ.
* Cách thức tổ chức:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.
+ Em hãy xác định vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.
+ Hội An giáp với những huyện thị nào?
- GV mời đại diện lên bảng chỉ vị trí địa lí Hội An trên bản đồ tỉnh Quảng Nam.
* Sản phẩm học tập: Câu trả lời được vị trí địa lí của phố cổ Hội An, kể tên được các huyện thị giáp ranh với phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.
* Công cụ đánh giá: bảng kiểm (PP quan sát), câu hỏi (PP hỏi đáp).
+ Bảng kiểm đánh giá kỹ năng chỉ lược đồ của HS.
+ Đáp án câu hỏi: Phố cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 28km. Phía đông giáp với biển Đông; phía Bắc và phía Tây giáp với thị xã Điện Bàn; phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên.
Tiêu chí | HS 1 | HS 2 | HS 3 | HS 4 |
HS xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An (15’)
* Mục tiêu: Kể và mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An (nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu ...)
* Cách thức tổ chức:
- GV cho HS giới thiệu một số hình ảnh về phố cổ Hội An sưu tầm và kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.
- GV nhận xét, chốt ý chính: Công trình kiến trúc tiêu biểu: Chùa cầu, nhà cổ (Quân Thắng, Tấn Ký, Phùng Hưng,), hội quán (Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Ngũ Bang.. )
- Cho HS xem đoạn video về các công trình kiến trúc tiêu biểu.
- Yêu cầu HS theo sự phân công chuẩn bị ở tiết trước mô tả một công trình kiến trúc đã chọn, trình bày kết quả của nhóm mình.
- Mời đại diện trình bày, lớp nhận xét. GV nhận xét, bổ sung thêm.
* Sản phẩm học tập: Biết và mô tả được một công trình tiêu biểu của phố cổ Hội An.
* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP hỏi đáp). bảng kiểm (PP quan sát),
- Đáp án câu hỏi:
+ Nhóm 1: Mô tả được nhà cổ Phùng Hưng.(Quân Thắng, Tấn Ký)
+ Nhóm 2: Mô tả được Chùa Cầu Nhật Bản.
+ Nhóm 3: Mô tả được Hội quán người Hoa.(Triều Châu, Quảng Đông, Ngũ Bang)
*Bảng kiểm
Tiêu chí | Đúng | Sai |
HS kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An. |
Hoạt động 3: Nêu một số biện pháp để bảo tồn và pháp huy giá trị của phố cổ Hội An (20’)
*Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An. Qua đó thể hiện được tình yêu đối với phố cổ Hội An.
* Cách tổ chức:
- GV cho HS xem video một số thực trạng các công trình kiến trúc ở phố cổ Hội An.
- Em có nhận xét gì về thực trạng các công trình kiến trúc ở Hội An?
+ GV chốt ý: Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn nên nơi đây thường phải chịu nhiều tác hại của lũ lụt. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ là việc làm rất cần thiết.
Hỏi: Theo em, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó em sẽ làm gì?
+ Hoạt động nhóm (khăn trải bàn )
+ Các nhóm thảo luận làm bài tập
+ Đại diện các nhóm trình bày
GV chốt ý: Bảo vệ các công trình, tuyên truyền và giới thiệu đến các du khách, giữ vệ sinh môi trường…..
* Sản phẩm hoạt động: Có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của công trình kiến trúc phố cổ Hội An.
* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP kiểm tra viết).
* Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về thực trạng các công trình kiến trúc ở Hội An?
-Theo em, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó em sẽ làm gì?
Củng cố (10’)
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
*Cách tổ chức:
- GV tổ chức hình thức trắc nghiệm.
Em hãy chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bảng con.
1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?
- Sông Thu Bồn
- Sông Hoài
- Sông Vu Gia
- Sông Hàn
2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?
- Chùa Cầu
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Nhà cổ Đức An
- Hội quán Quảng Đông
3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?
- Trùng tu những công trình kiến trúc đã xuống cấp.
- Không quan tâm đến công trình kiến trúc cổ, xây dựng mới theo ý thích.
- Không bảo vệ, tuyên truyền các công trình kiến trúc cổ ở Hội An.
- Xây dựng thêm những công trình kiến trúc hiện đại
* Sản phẩm hoạt động: Trả lời được các câu hỏi
* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP hỏi đáp).
1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?
- Sông Thu Bồn
- Sông Hoài
- Sông Vu Gia
- Sông Hàn
2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?
- Chùa Cầu
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Nhà cổ Đức An
- Hội quán Quảng Đông
3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?
- Trùng tu những công trình kiến trúc đã xuống cấp.
- Không quan tâm đến công trình kiến trúc cổ, xây dựng mới theo ý thích.
- Không bảo vệ, tuyên truyền các công trình kiến trúc cổ ở Hội An.
- Xây thêm những công trình kiến trúc hiện đại đẹp lộng lẫy.
*Bảng kiểm:
Câu hỏi | HS 1 | HS 2 | HS3 | HS4 | HS5 |
1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào? | |||||
2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An? | |||||
3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An? |
Vận dụng: (8’)
* Mục tiêu: Mở rộng kiến thức
* Cách tổ chức:
Hội An còn có những tên gọi nào khác? (Hoài Phố, Hải Phố, Faifo, Hội Phố, …)
Hội An thuộc tỉnh nào? (tỉnh Quang Nam) Hội An được công nhân thành phố năm nào? (tháng 01/2018)
* Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.
Hiện nay, phố cổ Hội An trở thành điểm du lịch nổi tiếng có nhiều khách du lịch. Do đó lượng khách du lịch đến tham quan rất đông không những khách du lịch trong nước mà còn có rất nhiều khách nước ngoài. Chính vì vậy, dẫn đến hiện tượng quá tải về rác thải, ảnh hưởng đến môi trường cũng như việc bảo tồn các công trình kiến trúc.
H: Em hãy kể một số việc làm để bảo vệ môi trường khi có dịp đến thăm Hội An?
+ GV cho HS xem video cá khúc "Chiều Hội An".
*Sản phẩm hoạt động: Nêu được việc làm và biết bảo vệ môi trường
* Công cụ đánh giá: Câu hỏi (PP hỏi đáp).
- Hội An thuộc tỉnh nào? Thành phố Hội An được công nhận năm nào?
- Em hãy kể một số việc làm để bảo vệ môi trường khi có dịp đến thăm Hội An?
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử - Địa lý mô đun 3 Tiểu học PDF
190,1 KB 24/03/2021 10:04:34 SA
Gợi ý cho bạn
-
Phân phối chương trình môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
-
(Mới) Kế hoạch dạy học Lịch sử - Địa lí 5 Cánh Diều Công văn 2345 năm 2024-2025
-
Phụ lục 1 Tiếng Anh 7 Global Success file word
-
Kế hoạch dạy học Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều 2024-2025
-
Phân phối chương trình môn Toán 8 Kết nối tri thức 2023-2024
-
Kế hoạch dạy học tăng cường Tiếng Việt 5 Cánh Diều
-
Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 3 Tiểu học - Tất cả các môn
-
Kế hoạch dạy học STEM Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
-
Phân phối chương trình Tin học 8 Kết nối tri thức 2023-2024
-
Kế hoạch dạy học Toán 4 Cánh diều 2023 - 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Kế hoạch dạy học
Phân phối chương trình Ngữ văn 8 Cánh Diều
Phân phối chương trình Hóa học 11 Kết nối tri thức
Kế hoạch dạy học môn Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
Phân phối chương trình môn Âm nhạc 8 Kết nối tri thức 2023-2024
Kế hoạch tích hợp kĩ năng sống lớp 3
(File word) Phụ lục 1, 2, 3 Công nghệ 9 Kết nối tri thức