(File word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức

Giáo án môn Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 12 Kết nối

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 12 được trình bày ở dạng file word giúp các thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình soạn bài môn HĐTN lớp 12 theo chương trình GDPT mới.

Để tải giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 12 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về hoàn toàn miễn phí trong bài.

Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 12 Kết nối tri thức

MỤC TIÊU

Sau chủ đề này, HS có khả năng:

– Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

– Thể hiện được lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

– Hợp tác được với mọi người trong hoạt động và biết giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ bạn bè.

– Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể.

– Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Góp phần phát triển:

– Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác với thầy cô và bạn bè trong các hoạt động ở trường; Năng lực tự chủ qua việc thể hiện lập trường, quan điểm cá nhân về một số dư luận xã hội liên quan đến quan hệ bạn bè trên mạng xã hội; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc đề xuất cách ứng xử phù hợp để giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè; để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

– Năng lực đặc thù: Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động thông qua việc lập và thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường; qua việc lập và thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

– Phẩm chất: Có trách nhiệm trong việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn; trong việc thể hiện quan điểm, lập trường của bản thân; trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM/KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

NỘI DUNG

CÁCH THỨC TỔ CHỨC

KẾT QUẢ/SẢN PHẨM

1. Chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận xác định cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

– GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ trước lớp về cách các em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

– GV tổ chức cho HS dựa vào gợi ý trong SGK thảo luận theo nhóm và báo cáo trước lớp về:

– Cách nuôi dưỡng, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô (SGV).

– Cách mở rộng mối quan hệ với thầy cô (SGV).

+ Cách nuôi dưỡng, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô;

+ Cách nuôi dưỡng, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè;

+ Cách mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô;

+ Cách mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.

– GV khái quát, bổ sung và kết luận.

– Cách nuôi dưỡng, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè (SGV).

– Cách mở rộng mối quan hệ với bạn bè (SGV).

2. Chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận xác định những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung.

– GV chia nhóm và yêu cầu HS chia sẻ những kinh nghiệm và dựa vào gợi ý trong SGK để thảo luận xác định cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung.

Cách hợp tác với mọi người trong các hoạt động chung (SGV).

– GV yêu cầu đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả.

– GV khái quát, bổ sung và kết luận về cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung.

II. THỰCHÀNH TRẢI NGHIỆM/RÈN LUYỆN VẬN DỤNG

NỘI DUNG

CÁCH THỨC TỔ CHỨC

KẾT QUẢ/ SẢN PHẨM

Rèn luyện

3. Thảo luận đề xuất cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong các tình huống.

– Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm xác định cách giải quyết các tình huống trong SGK.

– Đại diện các nhóm chia sẻ cách giải quyết trước lớp.

– Cả lớp nhận xét, góp ý và chốt lại cách giải quyết phù hợp nhất.

Các cách giải quyết phù hợp trong từng tình huống (SGV).

4. Thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội và chia sẻ bài học kinh nghiệm về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

– GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm ủng hộ và phản đối chuẩn bị quan điểm để tranh biện về dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

– Hai nhóm tiến hành tranh biện với nhau dựa trên các luận điểm, lí lẽ, minh chứng đã chuẩn bị.

– GV cùng HS nhận xét, phân tích kết quả tranh biện của hai nhóm.

– GV yêu cầu HS chia sẻ bài học kinh nghiệm của bản thân về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

– HS thể hiện được lập trường, quan điểm phù hợp đối với dư luận xã hội nào đó nói về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

– HS chia sẻ được những bài học kinh nghiệm về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

5. Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

– GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đề xuất ý tưởng và quyết định lựa chọn một hoạt động phù hợp để xây dựng truyền thống nhà trường hoặc các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (tham khảo ví dụ trong SGK).

– Yêu cầu các nhóm HS dựa vào gợi ý trong SGK hợp tác thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã lập. Đồng thời tiến hành tổng kết, đánh giá và viết báo cáo kết quả hoạt động (tham khảo ví dụ trong SGK).

– GV nhận xét về kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động của các nhóm.

Kĩ năng hợp tác và kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường hoặc các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

6. Đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể.

– Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trong SGK thảo luận theo nhóm đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ đối với cá nhân, tập thể và báo cáo kết quả.

– GV khái quát, bổ sung và kết luận về ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ.

– HS tiếp tục dựa vào gợi ý trong SGK thảo luận, đánh giá ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.

– GV khái quát, bổ sung và kết luận về ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.

– GV khuyến khích HS chia sẻ ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với bản thân.

– Ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ đối với cá nhân và tập thể (SGV).

– Ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể (SGV).

7. Thể hiện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn và nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.

– GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận xác định cách giải quyết mâu thuẫn và nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng quan hệ tốt đẹp với các bạn, sau đó phân công sắm vai thể hiện những kĩ năng này trong từng tình huống.

– Đại diện các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết trước lớp.

– Cả lớp nhận xét, góp ý và chốt lại cách giải quyết phù hợp nhất.

Các cách giải quyết phù hợp trong từng tình huống (SGV).

Vận dụng

8. Thực hiện các hoạt động phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong nhà trường.

Yêu cầu HS về nhà:

– Xây dựng kế hoạch để tham gia các hoạt động phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn.

– Thực hiện kế hoạch.

– Ghi lại kết quả vận dụng, lưu lại sản phẩm vận dụng.

Những hoạt động HS tham gia để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn.

III. BÁOCÁO/THẢO LUẬN/ĐÁNH GIÁ

NỘI DUNG

CÁCH THỨC TỔ CHỨC

KẾT QUẢ/SẢN PHẨM

1. Báo cáo kết quả vận dụng.

HS trình bày sản phẩm, chia sẻ cảm xúc, bài học kinh nghiệm,... xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn.

Những mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè được mở rộng, duy trì, phát triển qua các hoạt động.

2. Đánh giá cuối chủ đề.

– GV hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong nhóm theo các tiêu chí trong SGK và cách đánh giá xếp loại đạt/chưa đạt.

– HS tự đánh giá cá nhân.

– HS đánh giá đồng đẳng trong nhóm.

– GV tổng hợp kết quả tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của HS và nhận xét của cha mẹ HS cùng cộng đồng địa phương để đưa ra đánh giá cuối cùng.

HS đánh giá được kết quả hoạt động của bản thân sau chủ đề.

.....................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.493
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi