Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức file word cả năm

Tải về

Giáo án bài giảng môn Hoạt động trải nghiệm lớp 11 Kết nối

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 được trình bày ở dạng file word giúp các thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình soạn bài môn HĐTN lớp 11 theo chương trình GDPT mới.

Để tải giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về hoàn toàn miễn phí trong bài.

Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 11 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 11 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (12 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động, năng lực hướng nghiệp và các phẩm chất tự tin, trách nhiệm.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực hướng nghiệp và các phẩm chất: tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khám phá đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân.
  • Tìm hiểu cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
  • Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
  • Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.
  • Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai.

3. Phẩm chất

  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Ví dụ minh họa về các đặc điểm riêng từng mặt của cá nhân.
  • Ví dụ minh họa về phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Giấy, bút, vật liệu để làm sản phẩm giới thiệu đặc điểm riêng của bản thân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.

c. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát Tự tin là chính tôi

https://zingmp3.vn/bai-hat/Tu-Tin-La-Chinh-Toi-Phuong-Uyen/IW6CCUOW.html

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, điểm mạnh nào của nhân vật đã được nhạc sĩ nhắc đến trong bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu, lời ca của bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hỏi:

Điểm mạnh của nhân vật đã được nhạc sĩ nhắc đến trong bài hát: nhân vật tự tin là chính mình, tôn trọng và theo đuổi sự khác biệt của bản thân, khẳng định cá tính và sự tự tin của mình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để đạt được thành công trong học tập, cuộc sống cũng nhưng tương lai, các em cần nắm rõ được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân. Từ đó, có kế hoạch phát triển những điểm mạnh của bản thân theo hướng tích cực và khắc phục những điểm hạn chế. Vậy làm cách nào để chúng ta nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống, cũng như rèn luyện được kĩ năng lập và thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và giải đáp trong Chủ đề 2 – Khám phá bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (KHÁM PHÁ – KẾT NỐI)

Hoạt động 1: Khám phá đặc điểm riêng của bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mỗi người đều có những đặc điểm riêng, không ai giống nhau hoàn thành.

b. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà báo đi tìm người nổi tiếng.

- GV hướng dẫn HS xác định đặc điểm riêng của bản thân theo các nội dung gợi ý của SHS.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm riêng của bản thân và chuẩn kiến thức của GV

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Một bạn trong lớp xung phong đóng vai là “nhà báo” đến địa phương tìm người nổi tiếng để phỏng vấn.

+ Trong khi “nhà báo” đi ra ngoài, cả lớp bí mật

chọn một người là “người nổi tiếng” và cùng nhau quan sát xem người đó có những đặc điểm gì nổi bật.

+ “Nhà báo” được quyền đặt ra 3 - 5 câu hỏi đóng với những “người dân trong cộng đồng” về đặc điểm của người nổi tiếng. Sau khi nhận được các câu trả lời, “nhà báo” phải chỉ ra người nổi tiếng là ai.

- Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em rút ra điều gì sau khi chơi trò chơi này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.

- Sau khi chơi trò chơi, HS trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời tất cả HS cùng tham gia trò chơi.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ điều em rút ra được sau khi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Xác định đặc điểm riêng của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xác định đặc điểm riêng của bản thân.

+ Về hứng thú, sở thích, thói quen.

+ Về sức khỏe.

+ Về năng lực, sở trường.

+ Về phẩm chất.

+ Về kĩ năng sống.

+ ......

- GV yêu cầu HS suy ngẫm và phân biệt:

+ Điểm mạnh, điểm yếu trong những đặc điểm riêng của em.

+ Những hứng thú, sở trường của em liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Gợi ý:

Hứng thú được đi nhiều nơi liên quan đến các nghề: hướng dẫn viên du lịch, phi công, tiếp viên hàng không...

Sở trường vẽ liên quan đến các nghè: hoạ sĩ, kiến trúc sư, thiết kế thời trang....

=> GV hướng dẫn HS:

+ Đánh dấu (+) vào những điểm mạnh.

+ Đánh dấu (-) vào những điểm yếu.

+ Đánh dấu (*) vào những hứng thú, sở trường có liên quan đến nghề nghiệp tương lai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự xác định đặc điểm riêng của bản thân theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 chia sẻ trước lớp một số đặc điểm riêng của bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khám phá đặc điểm riêng của bản thân

1.1. Chơi trò chơi “Nhà báo đi tìm người nổi tiếng”

Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, làm nên bản sắc cá nhân của người đó. Không ai giống ai hoàn toàn.

1.2. Xác định đặc điểm riêng của bản thân

- Ai cũng có những điểm mạnh, điểm hạn chế trong những điểm riêng của bản thân.

- Xác định những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là việc làm cần thiết để mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và từng bước khắc phục điểm hạn chế của bản thân.

..........................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
6 13.210
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm