Đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường

Đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường là đề bài tập tự luận Module 7. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý trả lời câu hỏi nhằm giúp thầy cô tham khảo để hoàn thành bài tập cuối khóa module 7 tốt nhất.

Đáp án Module 7: Xây dựng trường học an toàn, chống bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT năm 2024.

Nội dung bài viết được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Thầy cô chỉ nên lấy làm tài liệu tham khảo. 

1. Cách làm bài

Đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường hiệu quả cần có sự quan sát, thu thập ý kiến từ nhiều phía để đưa ra những đánh giá khách quan, chân thực và đúng trọng tâm nhất. Giáo viên có thể dựa theo dàn ý sau để làm bài:

I. Đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường.

1. Trình bày về biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp phối hợp trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường.

  • Tác động tích cực lên học sinh và môi trường học tập.
  • Giảm thiểu các vi phạm và xâm phạm an toàn học đường.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

II. Đề xuất biện pháp cải thiện biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

1. Đề xuất biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp.

  • Tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa gia đình và nhà trường.
  • Đẩy mạnh tầm quan trọng của việc tham gia của các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường
  • Tạo ra các hoạt động và chương trình giáo dục cộng đồng nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của quy tắc ứng xử và an toàn học đường.

2. Giải thích lợi ích và tiềm năng của các biện pháp cải thiện đề xuất.

3. Kết luận và đánh giá tổng quan về việc đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường.

2. Đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường

2.1. Hiệu quả của biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường

Tích cực

- Các em học sinh trong trường phần lớn có thái độ học tập tích cực, ý thức tham gia xây dựng lớp học thân thiện, xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.

- Đa số phụ huynh đều quan tâm và phối hợp với giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục con em mình.

- Trong giao tiếp: các em học sinh đã từng bước ý thức được truyền thống ứng xử của dân tộc. Cách ứng xử ngày càng mạnh dạn, tự tin, đúng mực trong quan hệ học tập, quan hệ với bạn bè, thầy cô… (biểu hiện số liệu chiếm bao nhiêu %).

- Các em luôn cố gắng thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. (biểu hiện số liệu chiếm bao nhiêu %)

- Các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn cảnh quan lớp học; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

- Đa số các em học sinh đều:

  • Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong giờ học; không tham gia tệ nạn xã hội.
  • Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.
  • Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo.
  • Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.
  • Tôn trọng, lễ phép thầy cô, nhân viên nhà trường.
  • Chan hòa, giúp đỡ bạn bè.
  • Tự giác chấp hành nội quy, quy định nhà trường.
  • Tuân thủ pháp luật, luật ATGT.

Thách thức và hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn có một số hạn chế cần khắc phục:

- Nhiều em chưa tuân thủ các nội quy, quy định nhà trường (trích dẫn số liệu vi phạm nội quy nhà trường trong năm qua).

- Một số học sinh có hành vi lôi kéo để đánh nhau, một số khác lại thản nhiên theo dõi việc đánh nhau và quay video đăng lên mạng.

- Nhiều học sinh khi tham gia giao thông còn vi phạm Luật giao thông đường bộ như: đi hàng hai, hàng ba,... lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ... (số liệu vi phạm ATGT của học sinh nhà trường trong năm qua).

Có thể thấy biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội hiện đã đem lại nhiều tích cực, nhưng cũng có không ít những điểm tiêu cực, khó khăn cần cải thiện dần. Nhưng qua đó cũng cho thấy tầm quan trọng của biện pháp này trong quá trình xây dựng trường học an toàn.

Khó khăn:

- Lớp còn một vài học sinh có hoàn cảnh khó khăn do cha mẹ đi làm ăn xa và mồ côi phải ở với ông bà lớn tuổi nên công tác phối hợp cùng giáo viên chưa được thường xuyên.

- Còn một số cha mẹ học sinh chưa phối hợp tốt trong công tác giáo dục học sinh tham gia xây dựng lớp học An toàn và phòng chống bạo lực học đường. (đưa ra số liệu cụ thể: bao nhiêu % trong lớp học mình chủ nhiệm?).

Như vậy đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay do cha mẹ đi làm ăn xa, mồ côi cần có sự quan tâm đúng mực và giúp đỡ các em nhiều hơn để tránh các em bị kỳ thị và cô lập, bạo lực tinh thần. Đây cũng chính là nhóm học sinh bị yếu thế dễ bị bạo lực hơn hết.

2.2. Đề xuất biện pháp cải thiện biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường

- Tổ chức những buổi tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường, phòng chống bạo lực học đường có sự tham gia của học sinh và phụ huynh, nhà trường cùng các cơ quan, đoàn thể xã hội, UBND huyện, tỉnh...

- Tổ chức cho học sinh thảo luận, xây dựng quy tắc để đảm bảo an toàn trong lớp học, thực hiện ở tiết sinh hoạt lớp, lồng ghép trong các hoạt động trải nghiệm - giáo dục.

- Lập danh sách học sinh kí cam kết nói không với BLHĐ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa học sinh mang đồ chơi có tính kích động.

- Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, ghi vào phiếu học tập những việc mà mình đã làm để thực hiện quy tắc an toàn lớp học thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần.

- Tổ chức các tổ thi đua với nhau: HS thảo luận nhóm, xây dựng nội dung tiểu phẩm dưới sự hỗ trợ của GVCN, PHHS. Các nhóm lên kế hoạch luyện tập, biểu diễn, HS cùng GV đánh giá; giáo dục, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.

- Thường xuyên theo dõi, quan tâm, học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn trong học tập.

- Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.

- Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo, facebook,…

2.3. Ý kiến cá nhân về những biện pháp hiệu quả

Hiện tại những biện pháp phòng chống bạo lực học đường còn có xu hướng nghiêng về những biện pháp ngoài thực tế, xã hội mà chưa thật sự chú trọng đến biện pháp trên các trang mạng xã hội và internet. Trong khi đó nếu thực hiện bạo lực học đường trên không gian mạng cũng là con đường nhanh và giúp liên kết bạo lực học đường ở trong trường học và xã hội. Vì thế cần chú trọng hơn nữa những biện pháp phòng chống bạo lực học đường ở trên không gian mạng tốt hơn, bởi môi trường này có tính lây lan rất nhanh nếu không ngăn chặn kịp thời.

Theo tôi có một số biện pháp rất hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường như:

- Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo, facebook,… (tăng cường sự gắn kết, thấu hiểu, kịp thời nắm bắt tâm lý của học sinh, để chó biện pháp giáo dục phù hợp, ngăn chặn nguy cơ bạn lực học đường có thể xảy ra).

- Lập danh sách học sinh kí cam kết nói không với BLHĐ. (giúp nâng cao ý thức thực hiện quy tắc của học sinh)

- Giáo dục cho học sinh về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong môi trường học đường, từ đó giúp các em tự giác thực hiện quy tắc ứng xử, biết tố cáo các hành vi bạo lực học đường, đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân và bạn bè, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện, không BLHĐ.

- Khen thưởng cho học sinh có hành vi tốt và kỷ luật với những hành vi vi phạm quy tắc. (giúp khuyến khích hành vi tích cực, phê phán BLHĐ và duy trì kỷ luật).

- Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa học sinh mang đồ chơi có tính kích động. (hạn chế tối đa bạo lực học đường có thể xảy ra, và nếu xảy ra sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng).

- Tổ chức những buổi tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường, phòng chống bạo lực học đường có sự tham gia của học sinh và phụ huynh, nhà trường cùng các cơ quan, đoàn thể xã hội, UBND huyện, tỉnh...  (tạo sự chủ động tham gia của tất cả đối tượng là gia đình - nhà trường - xã hội để cùng chung tay thực hiện tự nguyện quy tắc ứng xử và an toàn học đường.

Trên đây là gợi ý Đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường. Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
23 82.310
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm