Cúng Tết Hàn thực 2023 giờ nào?
Lễ cúng mùng 3-3 năm 2023
3/3 Tết Hàn thực là một trong những ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy cúng Tết Hàn thực 2023 giờ nào? Tết hàn thực cúng gì, chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn thực ra sao? Đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm khi ngày Tết Hàn thực năm 2023 đã đến rất gần.
Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ danh sách giờ đẹp cúng tết Hàn thực 3/3 cũng như nghi thức cúng Tết hàn thực chuẩn nhất, mời các bạn cùng tham khảo trong nội dung dưới đây của Hoatieu.
1. Tết Hàn thực là gì?
Tết Hàn Thực là ngày Tết được lưu truyền theo quan niệm dân gian. Đây là ngày lễ lớn đối với các dân tộc miền núi phía Bắc và các tỉnh miền xuôi thì xem đây là ngày "bánh trôi bánh chay" thắp dâng hương lên bàn thờ tổ tiên.
2. Cúng Tết hàn thực ngày nào?
"Tết Hàn thực vào ngày nào?" là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều vào những ngày này 3 tháng 3 âm lịch. Do đó, năm 2023, Tết Hàn Thực sẽ rơi vào ngày thứ Bảy, 22/4 dương lịch. Do là ngày tết cổ truyền và dâng lên ông bà tổ tiên nên ngoài việc chuẩn bị một mâm cúng tiêu chuẩn và đàng hoàng thì việc chọn giờ cúng Tết Hàn Thực đẹp để cúng cũng là một điều cần phải lưu ý.
3. Giờ đẹp cúng Tết Hàn thực 2023
Năm nay 2023, Tết Hàn thực (tức ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch) sẽ rơi vào ngày 22 tháng 4 dương lịch. Được xem là ngày tết cổ truyền của dân tộc nên từ mâm cỗ dâng lên ông bà tổ tiên đến bài văn khấn cũng phải chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo nhất. Đặc biệt, chúng ta cũng nên lưu ý khi chọn giờ tốt, giờ đẹp để tiến hành hành lễ, dâng hương cúng Tết Hàn thực.
Giờ tốt cúng Tết hàn thực 3/3 năm 2023
Ngày 3/3 âm lịch năm 2023 theo Lịch Vạn sự là ngày Hoàng Đạo, ngày tốt để thực hiện nhiều việc. Và Giờ đẹp cúng Tết Hàn thực 3/3 năm 2023 các bạn có thể tham khảo là: Giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Đây là những giờ rất tốt lành trong ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay.
Bên cạnh đó, khi cúng Tết Hàn thực cũng nên tránh các giờ như: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
4. Ý nghĩa cúng Tết hàn thực
Tưởng nhớ đến người thân đã khuất
Về ý nghĩa mặt chữ thì "Hàn Thực" có nghĩa là "thức ăn lạnh", theo đó mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội như một cách tưởng nhớ đến những người thân đã khuất.
Cụ thể trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc đã đề cập đến ý nghĩa của ngày lễ Hàn Thực gắn liền với cái chết đầy thương tiếc của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, chết do cháy rừng.
Nhà vua lúc bấy giờ vì nhớ đến tình nghĩa lúc sinh thời, đau lòng mà lập đền thờ, đồng thời ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày để thể hiện sự thương xót và dùng ngày 3 đến ngày 5 tháng 3, âm lịch hàng năm để tưởng niệm đến Giới Tử Thôi.
Nhưng tại Việt Nam, lễ Hàn Thực mang nét riêng biệt rõ ràng khi người dân không cần phải kiêng lửa, họ đặc biệt chuẩn bị bánh trôi - đại diện cho thức ăn nguội và dâng lên tổ tiên, thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành.
Thể hiện truyền thống dân tộc
Từ lâu bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, hình ảnh những viên bánh tròn, hơi dẹt đã đi sâu vào nét truyền thống dân tộc thông qua thơ ca. Hình ảnh bánh trôi nước được nhà thơ Hồ Xuân Hương, ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: trong trắng, hy sinh, lam lũ, sự tảo tần,...
Với phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, được nắn dạng viên tròn, bên trong là nhân đường đỏ, chỉ cần luộc chín với nước sôi sẽ trở thành bánh trôi. Bánh chay nắn dạng tròn hơi dẹt, không có nhân, sau khi được luộc chín ăn cùng với nước đường.
Thể hiện rõ ràng nét văn hóa lúa nước từ xa xưa của dân tộc ta, khi cả 2 loại bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thể hiện truyền thống trân trọng thành quả lao động của người nông dân.
Ôn lại chuyện xưa
Vào lễ Hàn Thực hàng năm, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau tự tay nắn những viên bánh trôi, bánh chay. Sau đó sẽ vừa thưởng thức vừa chia sẻ với nhau về những mẫu chuyện của riêng mình, những mẫu chuyện xưa của dân tộc.
Trong số những mẫu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta có thể nhắc đến sự tích "Lạc Long Quân - Âu Cơ", đặc biệt hình ảnh bánh trôi giúp mọi người lên tưởng đến hình ảnh "bọc trăm trứng" của Âu Cơ.
Dần dần lễ Tết Hàn Thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay và cả những câu chuyện xưa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
3 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất
Lời cảm ơn thầy cô khi ra trường 2024 sâu sắc, ý nghĩa
Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học
Quy chế đào tạo trình độ đại học
Vì sao người Việt chắp tay và niệm ‘Nam mô a di đà Phật’ khi cúng bái?
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025 Hà Nội
Các ngày Lễ Phật trong năm 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn hóa
Rằm tháng 7 có nên ra mộ không?
(5 mẫu) Bài phát biểu khai giảng của giáo viên tiểu học 2024
Mẫu bản nhận xét sách giáo khoa mới lớp 1 môn Tự nhiên xã hội
Bài thuyết trình cắm hoa 20/11 ý nghĩa nhất
Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành từ thời điểm nào?
Cách xếp loại học lực cấp 2 mới nhất 2024