Mâm cúng Tết Hàn thực 2024 đầy đủ, chuẩn nhất

Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) hay còn gọi là tết bánh trôi bánh chay: là một trong những ngày Tết chính của người Việt ta. Nhưng mâm cỗ cúng Tết Hàn thực đầy đủ, chuẩn nhất theo phong tục cổ truyền cần có những gì? Cách bài trí mâm lễ cúng Tết Hàn thực như thế nào cho đúng là điều không phải ai cũng biết.

Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoaTieu.vn để chuẩn bị mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên và các vị thánh thần vào ngày Tết Hàn thực sao cho đúng lễ nghi, thành tâm nhé!

Lễ vật cúng Tết Hàn thực gồm những gì?
Lễ vật cúng Tết Hàn thực gồm những gì?

1. Tết Hàn Thực là ngày gì?

Tết Hàn Thực là một ngày lễ tết diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lịch âm là một loại lịch thời gian riêng của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á. Loại lịch này được tính theo chu kỳ của mặt trăng khác với dương lịch được tính theo vị trí của trái đất xoay xung quanh mặt trời.

Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch thường rơi vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 4. Chữ “Hàn” trong ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Nôm là lạnh, còn “thực” có ý nghĩa là đồ ăn, thực phẩm. Như vậy Hàn Thực được hiểu đơn giản là thức ăn lạnh. Vào dịp lễ này các món ăn chủ yếu là mát, lạnh. Người dân ở Việt Nam, Trung Quốc và đồng bào Việt kiều, hoa Kiều hàng năm đều tổ chức và kỷ niệm dịp lễ này. Theo phong tục xưa của Trung Quốc: vào tiết Hàn Thực 3/3 mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội.

Ngày nay, người Việt Nam vào tiết Hàn Thực vẫn nổi lửa nấu nướng bình thường và làm bánh trôi – bánh chay để tượng trưng cho tết Hàn Thực "thức ăn nguội", dâng lên tổ tiên, thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành. Chính vì vậy tết này còn được gọi là Tết Bánh Trôi – Bánh Chay.

2. Lễ vật cúng Tết Hàn thực gồm những gì?

Theo nghĩa của tiếng Hán, "Hàn" có nghĩa là lạnh, "thực" có nghĩa là ăn, vì vậy Tết Hàn Thực được hiểu là Tết ăn đồ lạnh. Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam cơ bản gồm: Bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau, nước sạch, hoa quả.

3. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực đầy đủ

Bánh trôi, bánh chay

Trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực, không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay.

Cách làm bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực:

Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê.

Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm.

Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Ngày nay, ngoài bánh trôi truyền thống màu trắng, nhiều người còn sáng tạo thêm bánh trôi ngũ sắc, dựa theo 5 màu sắc cơ bản của thuyết Ngũ hành (xanh lá - Mộc, đỏ - Hỏa, vàng - Thổ, trắng - Kim, xanh dương - Thủy).

Không chỉ dừng lại ở bánh trôi bánh chay dáng tròn trịa truyền thống, nhiều người cũng dâng cúng cả bánh trôi tạo hình hoa sen, hoa mẫu đơn và các biểu tượng may mắn.

Hương, hoa, trầu cau

Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.

Ly nước sạch

Mỗi lần thắp hương gia tiên, người nhà đều không quên thay một ly nước sạch trên bàn thờ. Dịp tết Hàn thực cũng cần phải có một ly nước sạch. Nước là thể hiện cho tâm của gia chủ.

Mâm ngũ quả

Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím... để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Mâm cúng Tết Hàn thực 2021

4. Cách bày biện mâm lễ cúng Tết Hàn thực đẹp nhất

5. Lưu ý khi cúng Tết Hàn thực

Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên. Theo các chuyên gia văn hóa, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực.

Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống.

Ngoài ra, vào ngày lễ này, các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống. Đây cũng là một ngày để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên.

6. Thời gian cúng tết Hàn thực 2024

Thông truyền thống, tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Theo đó, năm Giáp Thìn 2024 tết Hàn thực sẽ được diễn ra vào ngày thứ 5 ngày 11 tháng 4 theo lịch dương.

7. Văn khấn Tết Hàn thực 2024

Tham khảo chi tiết tại bài viết:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 488
0 Bình luận
Sắp xếp theo