Ý nghĩa Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy

Quan niệm “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy” từ lâu đã sớm ăn sâu trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Sau một năm làm việc bận rộn, Tết chính là khoảng thời gian gia đình tụ họp, kể cho nhau nghe những câu chuyện đầu năm, chúc một năm mới nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng.

Vậy, Ý nghĩa Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là gì?

1. Nguồn gốc câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy"

Không biết tự bao giờ, mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt nhắc lại câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, truyền dạy kiến thức của cha mẹ, thầy cô giáo.

Nói về sự ra đời của câu nói dân gian, PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” không được ghi lại chính thức ở bất cứ đâu, nhưng nói về địa vị ông thầy xuất hiện thì phong tục này ra đời khi có nền giáo dục, có chữ viết.

2. Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?

Ý nghĩa Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy

Theo quan niệm của người Việt xưa, “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ" thì từ "cha” dùng để chỉ bên nội, từ “mẹ” dùng để chỉ bên ngoại. cụm “mùng một Tết cha” có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ. Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “xuất hành” sang chúc Tết bên nhà ngoại – tức là bên “mẹ”. Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là “Tết mẹ”. Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.

Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.

Câu nói “mùng 3 Tết thầy” nhằm thể hiện lòng biết ơn với những người thầy, người cô đã giảng dạy chúng ta. Vào mùng 3 Tết, các học trò thường tới thăm và chúc Tết những người thầy, cô đã dạy họ để thể hiện truyền thống “tốt sư trọng đạo” của văn hóa Việt Nam.

Nói về ý nghĩa của Tết thầy, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng: “Có thể nói, ý nghĩa của việc Tết thầy, Tết cô đi liền với tư tưởng Nho giáo. Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu. 3 phẩm hạnh ấy quy định phẩm chất của con người đứng đắn, tử tế, quân tử”.

"Mùng 3 Tết thầy" trong câu ca dao xưa nay là để nói về công cha nghĩa mẹ ơn thầy. Qua đó, học trò tỏ lòng biết ơn đến người thầy cô giáo đã truyền dạy tri thức. Đây là thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

3. Ý nghĩa Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy

Tết là dịp sum họp duy nhất và đầy đủ nhất của gia tiên, gia thần và gia đình, một cuộc đại đoàn viên ấm cúng nhất. Ai cũng được thêm một tuổi, nên tục mừng tuổi thật có ý nghĩa về tính cộng đồng và thành một tục lệ rất đẹp của Tết Việt

Ngoài ra, Tết lại rơi vào 2 loại năm là năm thường và năm nhuận. Vì tính theo lịch ta, cứ gần 3 năm lại dôi ra khoảng 30 ngày nên sẽ có quay vòng, cứ gần 3 năm lại có một năm nhuận một tháng.

Vì vậy ý nghĩa những ngày Tết đã được dân gian xếp theo thứ tự, thứ bậc xã hội. Và quan niệm của người Việt Nam về chuyện thờ cúng, chúc Tết nhau sẽ chúc Tết từ gia đình mình đến họ hàng, hàng xóm láng giềng....

Bởi vậy, ý nghĩa trọng thể nhất của phong tục lễ Tết chính là cuộc sum họp trong gia đình. Về quê ăn Tết có nghĩa là về quê sum họp dưới một mái nhà, để ăn Tết và tiến hành nghi lễ dành cho người ruột thịt. Cho nên mới có thành ngữ: “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”.

Xã hội Việt Nam truyền thống vốn là một xã hội nông nghiệp căn bản là thuần nông, trong sự phát triển hiện đại, với những mục tiêu mới: công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa mà theo cụ Đào Duy Anh từng nhận định: đó là “bi kịch của sự phát triển”.

Xã hội Việt Nam hiện đại cần phải chấp nhận và tìm cách giải quyết hữu hiệu bi kịch này. Và nền Giáo dục Việt Nam hiện đại sẽ phải là nơi tìm phương pháp tư duy nào tốt nhất để giải quyết bi kịch của sự phát triển.

Vấn đề là phải trang bị cho những người trẻ một phương pháp tư duy chính xác để có thể giúp họ vừa giữ gìn và bảo vệ những nét đẹp của phong tục, văn hóa dân tộc.

Như cách ứng xử đẹp với ông bà, cha mẹ trong việc thực hiện những nghi lễ truyền thống trong lễ Tết, lễ hội và biết tiếp thu những phong tục văn hóa tốt đẹp của thế giới.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Văn khấn đòi nợ hài hước. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 2.531
0 Bình luận
Sắp xếp theo