Quy định chào trong quân đội 2024

Quy định chào trong quân đội 2024. Các hành động, tác phong trong quân đội được quy định thành điều lệnh, điều lệ có tính chất bắt buộc đối với mọi quân nhân, hành động chào cũng như vậy. Vậy xưng hô chào hỏi trong quân đội nước ta được quy định quy định như thế nào? bài viết dưới đây HoaTieu.vn xin cung cấp thông tin về quy định chào trong quân đội Việt Nam, mời bạn đọc tham khảo.

Quy định chào trong quân đội là một nét đẹp văn hóa quân nhân.
Quy định chào trong quân đội là một nét đẹp văn hóa quân nhân.

1. Quy định chào trong quân đội

Quân đội các quốc gia trên thế giới đều quy định quân nhân phải thực hiện động tác chào theo điều lệnh khi gặp thủ trưởng cấp trên, chào đối với cùng cấp, cấp dưới, trong các buổi lễ diễu, duyệt binh.

Trong quân đội Việt Nam, mọi quân nhân đều phải thực hiện động tác chào theo đúng điều lệnh đội ngũ.

Quy định chào trong quân đội thể hiện tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh tôn trọng lẫn nhau.

Về thực hiện động tác chào được phân thành nhiều trường hợp như: chào báo cáo cấp trên, chào cùng cấp, chào cấp dưới, chào khi đội mũ kê pi, chào khi đội các loại mũ khác, chào khi diễu duyệt binh tay không hoặc có súng...

2. Động tác chào khi đội mũ kê pi và các loại mũ khác

2.1. Động tác chào khi đội mũ kê pi

- Khẩu lệnh: “CHÀO” hoặc “NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), CHÀO”; “THÔI”;

- Động tác:

  • Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành lưỡi trai, trên đuôi lông mày phải; năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước; bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào
  • Nếu nhìn bên phải (trái) chào thì khi đưa tay lên vành lưỡi trai, đồng thời quay mặt sang phải (trái) 45 độ (0), mắt nhìn vào người mình chào;
  • Khi thay đổi hướng chào từ 45 độ (0) bên phải (trái), mắt nhìn theo người mình chào, đến chính giữa trước mặt thì dừng lại, vị trí tay trên vành mũ không thay đổi;
  • Khi thôi chào, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất, về tư thế đứng nghiêm.

2.2. Động tác chào khi đội các loại mũ khác

- Khẩu lệnh: “CHÀO” hoặc “NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), CHÀO”; “THÔI”;

- Động tác: Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào vành mũ bên phải, trên đuôi lông mày phải.

3. Quy định chào báo cáo trong quân đội

Hình ảnh một đơn vị bộ đội huấn luyện chào điều lệnh.
Hình ảnh một đơn vị bộ đội huấn luyện chào điều lệnh.

Khi chào báo cáo trong quân đội người thực hiện như động tác chào khi đội mũ kê pi và các loại mũ khác đã nêu chi tiết tại mục 2. Tuy nhiên, không hô theo khẩu lệnh như trên.

Đối với chào báo cáo thực hiện hô khẩu lệnh theo các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện động tác chào (đã nêu tại mục 2);

Bước 2: Thực hiện báo cáo từng bước;

Khẩu lệnh:

- Báo cáo cấp trên hoặc khi có đoàn kiểm tra đến thăm, làm việc: Xưng đầy đủ theo thứ tự: “tôi, cấp bậc, họ tên, chức vụ cao nhất về chính quyền (nếu có), báo cáo đồng chí cấp bậc (nếu có), họ tên, chức vụ chính quyền; cán bộ, chiến sĩ, học viên đang làm việc hoặc huấn luyện, học tập…, xin chỉ thị đồng chí (nếu báo cáo lãnh đạo Bộ), xin ý kiến đồng chí (đối với các trường hợp khác), báo cáo hết (trường hợp không phải xin ý kiến)”.

- Báo cáo trong các hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ, học tập phải xưng đầy đủ thứ tự: tôi, cấp bậc, họ tên, trực ban hội nghị…, báo cáo đồng chí cấp bậc (nếu có), họ tên, chức vụ cao nhất về chính quyền của người nhận báo cáo, đại biểu hoặc cán bộ, chiến sĩ, học viên dự hội nghị…đã có mặt, đội ngũ chỉnh tề, xin chỉ thị đồng chí (nếu là lãnh đạo Bộ) xin ý kiến đồng chí (đối với các trường hợp khác), báo cáo hết (trường hợp không phải xin ý kiến), kính mời đồng chí lên vị trí chủ lễ (nếu báo cáo trong buổi lễ chào cờ).

- Báo cáo trong nghi lễ đón tiếp:

  • Đối với khách trong nước: Đội trưởng Đội danh dự báo cáo: “Tôi, cấp bậc, họ tên, Đội trưởng đội danh dự (nêu tên đơn vị đón tiếp), báo cáo đồng chí cấp bậc (nếu có), họ tên, chức vụ cao nhất về Đảng, cao nhất về chính quyền, Đội danh dự nhiệt liệt chào mừng đồng chí đến thăm (tên đơn vị), kính mời đồng chí duyệt Đội danh dự”.
  • Đối với khách nước ngoài: Đội trưởng đội danh dự báo cáo: “Tôi, cấp bậc, họ tên, đội trưởng đội danh dự (nêu tên đơn vị đón tiếp), báo cáo đồng chí, hoặc ngài, hoặc bà hoặc gọi theo vương hiệu (tùy theo quan hệ ngoại giao để xưng hô cho phù hợp), cấp bậc (nếu có), họ tên, chức vụ, tên nước, đội danh dự nhiệt liệt chào mừng đồng chí hoặc ngài, hoặc bà hoặc vương hiệu đến thăm (tên đơn vị), kính mời đồng chí hoặc ngài, hoặc bà hoặc vương hiệu duyệt đội danh dự”.

Bước 3: Kết thúc báo cáo bằng động tác chào báo cáo và quay trở về vị trí.

Lưu  ý: 

Người chào báo cáo đến trước mặt người nhận báo cáo với khoảng cách từ 3 đến 5 bước, đứng nghiêm thực hiện động tác chào; người nhận báo cáo chào đáp lễ xong, người báo cáo, báo cáo nội dung. Trong khi báo cáo vẫn thực hiện động tác chào, báo cáo xong, thôi chào, chờ chỉ thị hoặc ý kiến của người nhận báo cáo;

Sau khi nhận chỉ thị hoặc ý kiến của người nhận báo cáo thì nói “Rõ” và thực hiện động tác chào; người nhận báo cáo chào đáp lễ xong; người báo cáo thôi chào, quay về hướng định đi, nếu quay đằng sau, trước khi quay bước qua phải hoặc trái một bước, quay xong về tư thế đứng nghiêm, đi đều hoặc chạy đều về vị trí làm nhiệm vụ tiếp theo.

Người nhận báo cáo: Khi người báo cáo chào thì chào đáp lễ, chào đáp lễ xong thôi chào; nghe hết nội dung báo cáo thì cho ý kiến để người báo cáo biết, thực hiện.

4. Các trường hợp chào trong quân đội

Các trường hợp chào báo cáo trong quân đội đã được đề cập tại phần 2 bao gồm:

  • Báo cáo cấp trên hoặc khi có đoàn kiểm tra đến thăm, làm việc;
  • Báo cáo trong các hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ, học tập;
  • Báo cáo trong nghi lễ đón tiếp.

Ngoài ra còn các trường hợp:

  • Chào điều lệnh tay không trong hàng ngày với cấp trên, cấp dưới, cùng cấp, trong các buổi lễ diễu binh, duyệt binh...
  • Chào điều lệnh có súng.

Hầu như quy định chào đều chỉ thực hiện trong giờ làm việc hành chính, trong các ngày lễ, khi diễu duyệt binh, khi báo cáo cấp trên...

Còn bình thường các quân nhân đều xưng hô chào hỏi và ít khi chào điều lệnh.

Quy định chào trong quân đội là một nét đẹp của văn hóa quân nhân, khi cấp dưới chào bao giờ cấp trên cũng sẽ tôn trọng chào lại, điều đó góp phần thể hiện tính thống nhất, kỷ luật, tôn trọng lẫn nhau trong môi trường quân ngũ này.

Bài viết đã cung cấp thông tin về quy định chào trong quân đội. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể để lại lười góp ý bên dưới. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Cán bộ công chức mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 21.350
0 Bình luận
Sắp xếp theo