PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Nguyên Tiêu

Tải về

Giáo án điện tử Ngữ Văn 12 Bài 6: Nguyên Tiêu bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu bài giảng điện tử môn Ngữ Văn 12 sách Kết nối tri thức được thiết kế trên phần mềm PowerPoint bám sát nội dung chương trình Ngữ Văn 12 sách mới, sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Nguyên Tiêu KNTT với đầy đủ file PPT và Word, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Bài giảng PowerPoint Văn 12 Kết nối tri thức Bài 6: Nguyên Tiêu

Giáo án Bài 6: Tác gia Hồ Chí Minh Văn 12 Nguyên Tiêu

NGUYÊN TIÊU
(Rằm tháng Giêng)

-HỒ CHÍ MINH-

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Vận dụng được những hiểu biết về cuộc đời và phong cách thơ ca của tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu các tác phẩm thơ của Người.

- Chỉ ra và phân tích được một số yếu tố trong thơ trữ tình viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh (ngôn ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, cấu tứ, cách sử dụng từ ngữ).

- Phân tích được một số nét đặc sắc trong trữ tình viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu các tác phẩm thơ khác của Hồ Chí Minh.

2. Phẩm chất: Trân trọng tài năng văn chương của Hồ Chí Minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, Máy chiếu, giấy AO, A4…

2. Học liệu: Bài giảng điện tử, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, hình ảnh, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức

Lớp

Tiết

Ngày dạy

Sĩ số

Vắng

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Huy động kiến thức đã có của HS về thơ Hồ Chí Minh.

- Tạo được hứng thú để HS tìm hiểu bài học.

b. Nội dung: Thơ của Hồ Chí Minh thể hiện rõ phẩm chất gì của Người?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS: Phẩm chất nghệ sĩ

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Có 8 câu hỏi hàng ngang, mỗi đội được lựa chọn 2 lượt câu hỏi. Mỗi đáp án là một gợi ý, xâu chuỗi các đáp án sẽ tìm ra TỪ KHÓA

Câu 1. Nam Đàn, Nghệ An quê Bác còn có tên gọi khác là gì?

Câu 2. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi thơ của Bác Hồ như thế nào?

‘‘ Vần thơ của Bác ..........

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Câu 3. Đây là một trong những thuật ngữ dùng để chỉ ngôn ngữ sử dụng trong văn bản?

Câu 4. “Tuyên ngôn độc lập” của Bác được vinh danh là văn kiện tuyên ngôn thứ mấy trong lịch sử dân tộc?

Câu 5. “Vọng nguyệt” được dịch sang tiếng Việt nghĩa là gì?

Câu 6. Bài thơ “Mộ”được sáng tác theo thể thơ nào?

Câu 7. Nhan đề của bài thơ sau đây là gì?

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu 8. Thơ của Chủ tich Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện đại và vẻ đẹp gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

*GV dẫn vào bài mới

Nhắc đến Hồ Chí Minh người đọc bao thế hệ thường nhớ đến những bài thơ viết bằng chữ Hán nổi tiếng. Qua những tác phẩm đó, người đọc không chỉ bắt gặp chân dung người chiến sĩ – nghệ sĩ vĩ đại, mà còn là những bức tranh thơ được chấm phá bởi bút pháp mang đậm dấu ấn cổ điển kết hợp hiện đại. Bài thơ “Nguyên tiêu” là một bài thơ tiêu biểu.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu khái quát

a. Mục tiêu: Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm: Các nét cơ bản về hoàn cảnh sáng tác, văn tự, thể loại, nhan đề của tác phẩm.

b. Nội dung hoạt động: Thuyết trình kiến thức chung về tác phẩm.

c. Sản phẩm: Thuyết trình của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS làm việc nhóm (theo bàn), chuyển giao nhiệm vụ:

- Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Nguyên tiêu” (Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục, nhan đề).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh hoạt động theo nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi.

- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:

- Tác phẩm được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Văn bản bài thơ được báo Cứu quốc in lẩn đẩu kèm theo bản dịch thơ của Xuân Thuỷ.

2. Văn tự:

Nguyên văn chữ Hán không có dị bản, nhưng bản dịch thơ nói trên thì có chút ít khác biệt giữa lần xuất bản đầu tiên và những lần xuất bản sau, có thể do chính dịch giả hiệu chỉnh. Bản dịch được giới thiệu trong SGK là bản dịch có diện mạo được định hình sau này.

3. Nhan đề “Nguyên tiêu”:

Nguyên tiêu, nghĩa là “đêm rằm tháng giêng”, đêm rằm mở đầu của mùa xuân, của một năm. Tác giả ở đây không chỉ nhạy cảm nắm bắt cảnh đẹp của đêm trăng rằm tháng giêng mà quan trọng hơn là nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng trong hành trình vận động của nó; để biểu thị cho sức sống của tâm hồn, của con người, của đất trời: tất cả đều tươi mới, đầy sức sống.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Bố cục: hai câu đầu, hai câu kết.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 537
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 6: Nguyên Tiêu
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng