Thông tư số 38/2012/TT-BGTVT
Thông tư số 38/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về quản lý, khai thác cầu chung.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ----------------- Số: 38/2012/TT-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2012 |
THÔNG TƯ
Quy định về quản lý, khai thác cầu chung
-----------------
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý, khai thác cầu chung.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về công tác quản lý, khai thác đối với các cầu sử dụng chung giữa đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng với đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo trì cầu chung và người tham gia giao thông trong khu vực cầu chung.
Điều 3. Cầu chung và khu vực cầu chung
1. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.
2. Khu vực cầu chung bao gồm toàn bộ kết cấu công trình cầu, gầm cầu và phạm vi quản lý tính từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) trở ra mỗi bên:
a) Đối với đường sắt: tới cột tín hiệu phòng vệ cầu (bao gồm cả cột tín hiệu); hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cột tín hiệu phòng vệ;
b) Đối với đường bộ: tới cần chắn, giàn chắn vào cầu (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn); hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.
Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì các công trình và thiết bị ở khu vực cầu chung theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này; đảm bảo các hạng mục công trình cầu và thiết bị ở khu vực cầu chung hoạt động theo đúng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, thuận tiện cho người và các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ qua cầu.
2. Chịu trách nhiệm điều khiển giao thông trên cầu chung.
3. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy tắc chi tiết về tổ chức hoạt động quản lý, khai thác cầu chung để đảm bảo an toàn giao thông qua cầu chung.
4. Khi sửa chữa đường, cầu hoặc làm các công việc khác ở khu vực cầu chung có liên quan đến giao thông đường bộ thì phải được sự thỏa thuận của đơn vị quản lý đường bộ từ cấp Khu quản lý đường bộ trở lên đối với đường do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, của Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ ủy thác và đường do địa phương trực tiếp quản lý hoặc của chủ sở hữu đối với đường chuyên dùng.
5. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí quản lý bảo trì cầu chung hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý đường bộ
1. Phối hợp với đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và các cơ quan có liên quan trong việc bảo dưỡng, sửa chữa phần đường bộ ở khu vực cầu chung; kiểm tra phần đường bộ, tình hình giao thông trên đường bộ theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Có quyền đề nghị đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt sửa chữa các hạng mục công trình cầu và thiết bị có liên quan đến đường bộ ở khu vực cầu chung đảm bảo giao thông trên cầu chung được an toàn, thuận lợi.
Chương II
MẶT CẦU VÀ MẶT ĐƯỜNG BỘ VÀO CẦU CHUNG;
HỆ THỐNG BIỂN BÁO HIỆU, TÍN HIỆU VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CÓ LIÊN QUAN KHÁC Ở KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 6. Mặt cầu và mặt đường bộ vào cầu chung
1. Mặt cầu và mặt đường bộ vào cầu chung phải đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường và đảm bảo thống nhất trên đoạn tuyến đường sắt, đường bộ. Mặt đường bộ vào cầu chung, chỗ tiếp giáp với đường sắt phải xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường ngang hiện hành.
2. Trên cầu chung, trong lòng đường sắt dọc ray chính phải đặt ray hộ bánh hoặc tạo khe ray bằng các kết cấu khác; khe ray phải rộng từ 75 milimét (mm) đến 90 milimét (mm), chiều sâu ít nhất 45 milimét (mm); ray hộ bánh hoặc cấu tạo khe ray phải cao bằng mặt ray chính, độ sai lệch không quá 5 milimét (mm).
Điều 7. Biển báo hiệu và tín hiệu trên đường sắt
1. Trên đường sắt, ở khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu, tín hiệu sau:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ;
b) Biển kéo còi;
c) Biển tốc độ tối đa cho phép.
2. Đối với những nơi tín hiệu phòng vệ không đảm bảo tầm nhìn 800 mét (m) liên tục thì phải bố trí tín hiệu báo trước cho tín hiệu đèn màu phòng vệ.
Điều 8. Biển báo hiệu, tín hiệu và thiết bị trên đường bộ
Trên đường bộ vào cầu chung và khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu, tín hiệu và thiết bị sau theo đúng quy định:
1. Biển báo hiệu giao cắt giữa đường sắt và đường bộ có rào chắn;
2. Các biển cấm (tùy theo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật tại khu vực cầu chung);
3. Biển cự ly tối thiểu giữa hai xe;
4. Biển tốc độ tối đa cho phép;
5. Các biển báo hiệu, tín hiệu khác theo quy định;
6. Cần chắn hoặc giàn chắn đường bộ (nếu có).
Điều 9. Trạm gác cầu chung
1. Ở mỗi đầu cầu chung phải có một trạm gác để điều khiển giao thông, trạm gác phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Vị trí và các cửa sổ của trạm gác phải bố trí để khi ngồi trong trạm gác nhân viên gác cầu nhìn được rõ người và các phương tiện hoặc các chướng ngại vật ở trên cầu; nhìn được rõ đoạn đường bộ và đoạn đường sắt vào cầu;
b) Trạm gác không làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ; bộ phận gần nhất của trạm gác phải cách ray ngoài cùng và cách mép đường bộ ra phía ngoài tối thiểu 3,5 mét (m); nền nhà trạm gác phải cao bằng hoặc cao hơn mặt cầu, xung quanh có lan can; diện tích của trạm gác đảm bảo tối thiểu là 4 mét vuông (m2).
2. Trong mỗi trạm gác cầu chung tối thiểu phải có đầy đủ các thiết bị sau đây và phải đảm bảo sẵn sàng làm việc:
a) Điện thoại liên lạc với hai ga gần nhất;
b) Đèn, chuông điện, điện thoại liên lạc giữa hai trạm đầu cầu;
c) Thiết bị điều khiển cần chắn hoặc giàn chắn đường bộ;
d) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
đ) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt;
e) Đồng hồ để bàn.
Chương III
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ BIỂU THỊ CỦA CÁC BÁO HIỆU,
TÍN HIỆU TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 10. Quy định chung
Hệ thống biển báo hiệu, tín hiệu trên đường sắt, đường bộ vào cầu chung và ở khu vực cầu chung phải hoạt động và biểu thị theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành.
Điều 11. Nguyên tắc đóng, mở tín hiệu
1. Ở trạng thái không có tàu qua cầu chung:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm tàu qua cầu);
b)Tín hiệu đường bộ ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu);
c) Chắn đường bộ ở trạng thái mở (cho phép các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu).
2. Ở trạng thái có tàu tới cầu chung:
a) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu);
b) Chắn đường bộ ở trạng thái đóng (cấm các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu);
c) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép tàu qua cầu). Điều kiện để mở tín hiệu phòng vệ đường sắt là tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng, chắn đường bộ ở trạng thái đóng và không có chướng ngại vật ở trên cầu.
3. Sau khi tàu đã qua khỏi cầu, các thiết bị lần lượt hoạt động theo trình tự sau:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;
b) Tín hiệu đường bộ mở;
c) Chắn đường bộ mở.
Điều 12. Thời gian đóng chắn và báo hiệu bằng tín hiệu
Chắn đường bộ phải đóng ở thời điểm bảo đảm không có người, phương tiện giao thông và các chướng ngại vật khác trên cầu trước khi tàu tới cầu ít nhất 2 (hai) phút và nhiều nhất không quá 5 (năm) phút.
Chương IV
TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG TRÊN KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 13. Giao thông trên khu vực cầu chung
1. Trên khu vực cầu chung, các phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Khi sắp tới khu vực cầu chung, lái tàu phải chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về kéo còi và tốc độ.
3. Khi tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (chắn đóng, đèn đỏ, cờ đỏ, biển “dừng xe”), người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trên phần đường của mình và cách chắn đường bộ khoảng cách 1,0 mét (m); khi có hiệu lệnh qua cầu (chắn mở, đèn xanh, cờ vàng, biển “lối đi thuận chiều”) người tham gia giao thông đường bộ mới được đi qua.
4. Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường đã quy định cụ thể của từng cầu.
Các loại xe thô sơ chở hàng nặng, cồng kềnh, đi chậm (như xe ba gác, xe súc vật kéo, các đàn gia súc có người dắt) chỉ được đi qua cầu trong các giờ quy định và bảo đảm cho gia súc và các loại xe này ra khỏi cầu trước khi tàu đến ít nhất là 10 (mười) phút.
5. Cấm dừng, đỗ xe; cấm quay đầu xe; cấm vượt nhau trong khu vực cầu chung.
6. Cấm dừng tàu trên cầu trừ trường hợp có trở ngại, tai nạn hoặc được phép của đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, sự thỏa thuận của đơn vị quản lý đường bộ từ cấp Khu quản lý đường bộ trở lên đối với đường do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, của Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ ủy thác và đường do địa phương trực tiếp quản lý hoặc của chủ sở hữu đối với đường chuyên dùng.
Điều 14. Xử lý tai nạn và trở ngại trên cầu chung
Khi có tai nạn hoặc trở ngại trên cầu, người tham gia giao thông trên cầu hoặc có mặt tại nơi xảy ra tai nạn, trở ngại phải báo ngay cho nhân viên gác cầu và các cơ quan có liên quan để phối hợp giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.
Điều 15. Điều khiển giao thông trên cầu chung
1. Việc tổ chức điều khiển giao thông trên cầu chung do đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm và phải tiến hành liên tục suốt ngày đêm.
2. Việc điều khiển giao thông trên cầu chung do nhân viên gác cầu chung và các lực lượng tăng cường khác cùng phối hợp thực hiện, trong đó nhân viên gác cầu chung chịu trách nhiệm chính;
3. Mỗi đầu cầu phải bố trí tối thiểu một nhân viên gác cầu; trong các trường hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn giao thông phải bố trí tối thiểu hai nhân viên; thời gian làm việc của mỗi nhân viên không quá 12 (mười hai) giờ/01 (một) ngày đêm.
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Thông tư số 38/2012/TT-BGTVT
60 KBGợi ý cho bạn
-
Thông tư 3/2023/TT-BGTVT về dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng NSNN
-
Tải Thông tư 35/2023/TT-BGTVT về sửa đổi Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
-
Thông tư 42/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải
-
Toàn văn Thông tư 14/2023/TT-BGTVT về đăng ký, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt
-
5 cách Tra cứu phạt nguội 2024 (cập nhật mới)
-
Dự thảo Thông tư quy định tuần tra, kiểm soát giao thông của CSGT
-
Quyết định 711/QĐ-BGTVT 2023 điều chỉnh Danh mục mạng lưới vận tải hành khách cố định liên tỉnh
-
Thông tư 05/2018/TT-BGTVT Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
-
Thông tư 38/2024/TT-BGTVT
-
Thông tư 40/2022/TT-BGTVT tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, xếp lương viên chức ngành cảng vụ hàng hải
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Thông tư 47/2022/TT-BGTVT tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, xếp lương viên chức ngành kỹ thuật đường bộ, bến phà
Bằng lái xe quốc tế dùng được ở Việt Nam không?
Thông tư ban hành quy chuẩn quốc gia về đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ số 79/2014/TT-BGTVT
Thông tư 10/2019/TT-BGTVT
Thông tư 32/2016/TT-BGTVT về quy định quy trình thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
Thông tư 24/2020/TT-BGTVT sửa các Thông tư về chế độ báo cáo định kỳ lĩnh vực đường sắt
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác