Thông tư quy định chế độ báo cáo về xử lý vi phạm hành chính số 10/2015/TT-BTP

Tải về

Quy định chế độ báo cáo về xử lý vi phạm hành chính

Thông tư quy định chế độ báo cáo về xử lý vi phạm hành chính số 10/2015/TT-BTP cụ thể là quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ Tư Pháp ban hành có hiệu lực ngày 15/10/2015. Mời các bạn tham khảo và nghiên cứu.

Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp số 79/2015/NĐ-CP

Thông tư liên tịch về định mức số người làm việc trong cơ sở mầm non công lập số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV

Quyết định về ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng số 1697/QĐ-BTP

BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2015/TT-BTPHà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bao gồm: Mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo; kỳ báo cáo, thời điểm lấy số liệu và thời điểm gửi báo cáo; hình thức và phương thức gửi báo cáo; nội dung báo cáo và việc chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo.

2. Đối tượng áp dụng

a) Chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được tổ chức, quản lý theo hệ thống ngành dọc.

b) Chế độ báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Điều 2. Các mẫu Đề cương báo cáo và các biểu mẫu để tổng hợp số liệu kèm theo

1. Phụ lục số 1 – Mẫu đề cương Báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm:

a) Mẫu số 1 là Bảng tổng hợp số liệu về xử phạt vi phạm hành chính;

b) Mẫu số 2 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các hình thức xử phạt;

c) Mẫu số 3 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;

d) Mẫu số 4 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

đ) Mẫu số 5 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

2. Phụ lục số 2 - Mẫu đề cương Báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm:

a) Mẫu số 1 là Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

b) Mẫu số 2 là Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết;

c) Mẫu số 3 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;

d) Mẫu số 4 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính khả thi;

đ) Mẫu số 5 là Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật đã được Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết.

Điều 3. Kỳ báo cáo, thời điểm lấy số liệu và thời điểm gửi báo cáo

1. Báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Kỳ báo cáo: Định kỳ 06 tháng và hàng năm.

b) Thời điểm lấy số liệu của báo cáo định kỳ 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến 31 tháng 3 năm sau; đối với báo cáo hàng năm thì thời điểm lấy số liệu từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau.

c) Báo cáo phải được gửi Bộ Tư pháp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chốt số liệu.

2. Báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Kỳ báo cáo: Định kỳ hàng năm.

b) Thời điểm lấy số liệu của báo cáo là từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau.

c) Báo cáo phải được gửi Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày chốt số liệu.

Đánh giá bài viết
1 2.382
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm