Quyết định về ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng số 1697/QĐ-BTP

Tải về

Ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng

Quyết định về ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng số 1697/QĐ-BTP có hiệu lực ngày 23/09/2015, bồi dưỡng các kỹ năng hành nghề công chứng, quản lý, tổ chức hoạt động văn phòng công chứng, đạo đức nghề nghiệp và các kiến thức pháp luật cho những người được miễn đào tạo nghề công chứng.

Nghị định về chế độ bồi dưỡng mới với Trợ giúp viên pháp lý số 80/2015/NĐ-CP

Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng số 06/2015/TT-BTP

Thông tư hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng số 04/2015/TT-BTP

BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1697/QĐ-BTPHà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHỀ CÔNG CHỨNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Tư pháp và Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Học viện Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
  • Như Điều 3;
  • Phó TTg CP Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo);
  • Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
  • Các Bộ: Nội vụ, Tài chính,
  • Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng (để phối hợp);
  • Các Thứ trưởng (để biết);
  • Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
  • Lưu: VT, HVTP (05b).

BỘ TRƯỞNG

Hà Hùng Cường

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHỀ CÔNG CHỨNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-BTP ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

1. Thông tin về chương trình bồi dưỡng

- Tên chương trình: Chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.

- Thời gian bồi dưỡng: 3 tháng, tương đương với 13 tuần với tổng thời lượng là 325 tiết (một tuần học 5 ngày, một ngày học 5 tiết) (13 tuần x 5 ngày/tuần x 5 tiết/ngày = 325 tiết).

- Văn bằng sau tốt nghiệp: Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

2. Mục tiêu

Bồi dưỡng các kỹ năng hành nghề công chứng, quản lý, tổ chức hoạt động văn phòng công chứng, đạo đức nghề nghiệp và các kiến thức pháp luật cho những người được miễn đào tạo nghề công chứng có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp cơ bản, toàn diện để có thể bổ nhiệm công chứng viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

3. Đối tượng bồi dưỡng

Đối tượng tham gia bồi dưỡng của chương trình, bao gồm:

a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

đ) Các đối tượng khác có nhu cầu.

4. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.

5. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình bồi dưỡng nghề công chứng

Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng, học viên có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp cơ bản, toàn diện để có thể hành nghề công chứng sau khi hoàn thành thời gian tập sự với những năng lực chính sau đây:

5.1. Về kiến thức

Nắm được những nội dung cơ bản về công chứng viên, đạo đức hành nghề, quy tắc ứng xử, việc hành nghề công chứng, tổ chức hành nghề công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.

5.2. Về kỹ năng

Có kỹ năng thực hiện và giải quyết được các việc công chứng, chứng thực thông dụng mà các công chứng viên phải thực hiện trên thực tế, bao gồm:

a) Chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu công chứng; xây dựng, lưu trữ hồ sơ việc công chứng, chứng thực;

b) Soạn thảo các văn bản và thực hiện quy trình giải quyết công việc đáp ứng yêu cầu cơ bản của hoạt động công chứng;

c) Thực hiện việc công chứng các hợp đồng, giao dịch thông dụng như hợp đồng mua bán; hợp đồng, giao dịch bảo đảm; các văn bản liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thừa kế và các hợp đồng, giao dịch khác; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; công chứng bản dịch.

d) Có kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc khách hàng, quản trị công việc và khả năng làm việc độc lập, phát triển hoạt động nghề nghiệp của cá nhân sau khi được bổ nhiệm công chứng viên đáp ứng nhu cầu của xã hội.

5.3. Về phẩm chất đạo đức

Hiểu và tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên; thể hiện văn hóa pháp lý trong hoạt động nghề nghiệp và có khả năng thích ứng với môi trường làm việc của công chứng viên.

6. Phương pháp bồi dưỡng

Việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghề công chứng được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm, tập trung chủ yếu vào thực hành tình huống, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

Chú trọng việc thực tế, thực tập tại các phòng, văn phòng công chứng, phù hợp với nội dung học tập để người làm quen với môi trường làm việc.

7. Nội dung chương trình bồi dưỡng

7.1. Cấu trúc của chương trình bồi dưỡng

Chương trình được thiết kế gồm 3 phần chính như sau:

- Phần I: Những vấn đề chung về công chứng và hành nghề công chứng, bao gồm 8 chuyên đề giảng dạy; 01 buổi tọa đàm về nghề công chứng, đạo đức nghề nghiệp, cách tính chi phí và tổ chức, quản lý văn phòng công chứng; 01 buổi kiểm tra với tổng thời lượng là 50 tiết.

- Phần II: Kỹ năng công chứng gồm 30 chuyên đề giảng dạy; 02 buổi tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc và những sai sót thường gặp trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp; 02 buổi kiểm tra với tổng thời lượng là 170 tiết.

- Phần III: Thực tế, thực tập tại các phòng, văn phòng công chứng với tổng thời lượng là 70 tiết.

Thi tốt nghiệp (2 môn) hoặc viết tiểu luận cuối khóa; khai giảng, bế giảng; kỳ thi phụ, nghỉ ôn thi, dự phòng có tổng thời lượng là 35 tiết.

Đánh giá bài viết
1 130
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm