Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp số 79/2015/NĐ-CP

Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp số 79/2015/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học số 30/2014/TT-BGDĐT

Thông tư điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi số 43/2012/TT-BGDĐT

Thông tư liên tịch hướng dẫn mới về miễn, giảm học phí trung cấp số 14/2015/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 79/2015/NĐ-CPHà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

3. Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

4. Không áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 25 Nghị định này để xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí.
Việc xử phạt vi phạm hành chính với cơ quan báo chí được thực hiện theo Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 5, Khoản 9 Điều 6, Khoản 2 Điều 7, Khoản 7 Điều 8, Khoản 5 Điều 9, Khoản 8 Điều 10, Khoản 2 Điều 11, Khoản 5 Điều 12, Khoản 2 Điều 13, Khoản 2 Điều 14, Khoản 8 Điều 15, Khoản 6 Điều 16, Khoản 7 Điều 17, Khoản 3 Điều 18, Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 20, Khoản 3 Điều 21, Khoản 2 Điều 22, Khoản 2 Điều 23, Khoản 5 Điều 24, Khoản 9 Điều 25, Khoản 7 Điều 26, Khoản 3 Điều 27, Khoản 3 Điều 28 Nghị định này.

Điều 4. Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8; Khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 15; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 17; Khoản 1 Điều 24; các khoản 1, 2 và 6 Điều 25; Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 4 Điều 26 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghi định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; đối với tổ chức gấp hai lần thẩm quyền xử phạt tiền đối với cá nhân.

Chương II.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 5. Vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại quyết định thành lập, cho phép thành lập theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung quyết định thành lập, cho phép thành lập;

b) Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

3. Phạt tiền đối với hành vi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép với một trong các mức sau đây:

a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

b) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường trung cấp;

c) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đánh giá bài viết
1 829
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi