Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA

Tải về

Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an ban hành.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

Số: 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ PHỐI HỢP XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI GIỮA CÁC ĐÀI VÔ TUYẾN ĐIỆN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ MỤC ĐÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số: 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Quyết định số 257/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định phân bổ băng tần phục vụ mục đích kinh tế- xã hội, quốc phòng và an ninh;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong việc xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nguồn gây nhiễu là các nguồn phát xạ, bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp.

2. Xử lý nhiễu có hại là việc kiểm soát, xác định nguồn gây nhiễu, nguyên nhân gây nhiễu có hại và thực hiện các biện pháp để khắc phục nhiễu có hại.

3. Băng tần dùng chung là băng tần được Thủ tướng Chính phủ quy định dùng chung cho mục đích kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp quản lý.

4. Đài dân sự là đài vô tuyến điện phục vụ mục đích kinh tế - xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sử dụng.

5. Đài quân sự là đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng do Bộ Quốc phòng cho phép sử dụng.

6. Đài an ninh là đài vô tuyến điện phục vụ mục đích an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội do Bộ Công an cho phép sử dụng.

7. Cơ quan đầu mối là cơ quan chức năng, đại diện của từng Bộ thực hiện cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.

Điều 4. Nguyên tắc xử lý nhiễu có hại

1. Công tác phối hợp xử lý nhiễu có hại phải được thực hiện thống nhất, kịp thời, bảo đảm có hiệu quả, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, sử dụng tần số không đúng quy định của pháp luật hiện hành phải áp dụng các biện pháp để chấm dứt nhiễu có hại.

3. Cơ quan đầu mối tổ chức xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện theo nguyên tắc quy định tại Điều 38 của Luật Tần số vô tuyến điện, đồng thời yêu cầu đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại phải thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 37 của Luật Tần số vô tuyến điện để hạn chế nhiễu có hại.

4. Trong băng tần dùng chung, băng tần chưa quy định cho mục đích quốc phòng, an ninh, cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại theo thứ tự ưu tiên bảo vệ các đài vô tuyến điện sau đây:

a) Đài vô tuyến điện phục vụ mục đích an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;

b) Đài quân sự được Bộ thông tin và Truyền thông ấn định tần số để sử dụng ổn định, lâu dài;

c) Đài an ninh được Bộ thông tin và Truyền thông ấn định tần số để sử dụng ổn định, lâu dài;

d) Đài dân sự được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.

Chương II

TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI

Điều 5. Cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại

1. Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Binh chủng Thông tin liên lạc là cơ quan đầu mối của Bộ Quốc phòng.

3. Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I- Tổng cục An ninh I là cơ quan đầu mối của Bộ Công an.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại

1. Tiếp nhận, giải quyết thông báo nhiễu có hại:

a) Cục Tần số vô tuyến điện tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ tổ chức, cá nhân sử dụng đài dân sự.

b) Binh chủng Thông tin liên lạc tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ đơn vị quân đội sử dụng đài quân sự.

c) Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ đơn vị công an sử dụng đài an ninh.

2. Cung cấp các thông tin có liên quan về nhiễu có hại cho cơ quan đầu mối có liên quan và gửi đề nghị phối hợp xử lý.

3. Tiếp nhận đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại; Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan đầu mối thuộc Bộ khác tổ chức xử lý nhiễu có hại.

4. Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định nguồn gây nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hại có hiệu quả.

5. Yêu cầu đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện thuộc phạm vi quản lý gây nhiễu có hại phải tiến hành sửa chữa, cải thiện tính năng, dừng hoạt động của đài vô tuyến điện gây nhiễu và thực hiện các biện pháp để khắc phục nhiễu có hại.

Điều 7. Cơ quan đầu mối chủ trì xử lý nhiễu có hại

1. Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại trong các trường hợp sau:

a) Nhiễu có hại do đài dân sự gây ra;

b) Nhiễu có hại giữa đài quân sự và đài an ninh hoạt động trong băng tần dùng chung cho mục đích quốc phòng, an ninh khi Binh chủng Thông tin liên lạc hoặc Cục kỹ thuật nghiệp vụ I đề nghị chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại;

c) Nhiễu có hại giữa đài vô tuyến điện hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với đài vô tuyến điện của quốc gia khác.

d) Đài quân sự, đài an ninh bị nhiễu có hại nhưng Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục kỹ thuật nghiệp vụ I chưa xác định được đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại và đề nghị Cục Tần số vô tuyến điện tổ chức xử lý nhiễu có hại;

2. Binh chủng Thông tin liên lạc chủ trì xử lý nhiễu có hại do đài quân sự gây ra.

3. Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I chủ trì xử lý nhiễu có hại do đài an ninh gây ra.

Chương III

TRÌNH TỰ PHỐI HỢP

Điều 8. Trình tự phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

1. Tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại

a) Cơ quan đầu mối tiếp nhận thông báo nhiễu có hại theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, tổ chức kiểm soát, xác định đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại.

b) Cơ quan đầu mối tự tổ chức xử lý nhiễu có hại trong trường hợp nhiễu có hại không liên quan đến đài vô tuyến điện thuộc phạm vi quản lý của Bộ khác.

2. Đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại

a) Cơ quan đầu mối gửi văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này) tới cơ quan đầu mối có liên quan để xử lý nhiễu có hại trong trường hợp xác định đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại thuộc phạm vi quản lý của Bộ khác.

b) Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I gửi văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại tới Cục Tần số vô tuyến điện để tổ chức xử lý nhiễu có hại trong trường hợp đài quân sự, đài an ninh bị nhiễu có hại và chưa xác định được đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại.

c) Cục Tần số vô tuyến điện gửi văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại tới Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I để phối hợp tổ chức kiểm soát, xác định nguồn gây nhiễu trong trường hợp đài dân sự bị nhiễu có hại và chưa xác định được đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại.

3. Phối hợp xử lý nhiễu có hại

a) Cơ quan đầu mối tiếp nhận văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại tổ chức xử lý nhiễu có hại theo quy định phân công trách nhiệm tại Điều 7 của Thông tư này.

b) Trường hợp cơ quan đầu mối xác định đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại thuộc phạm vi quản lý của Bộ khác, cơ quan đầu mối thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này, đồng thời thông báo kết quả kiểm soát (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này) đến cơ quan đầu mối đề nghị để biết và phối hợp xử lý nhiễu có hại.

4. Thông báo kết quả xử lý nhiễu có hại

Sau khi xử lý chấm dứt nhiễu có hại, cơ quan đầu mối chủ trì xử lý nhiễu có hại phải thông báo bằng văn bản kết quả xử lý nhiễu có hại cho cơ quan đầu mối đề nghị và Tiểu ban Phối hợp kiểm soát - Xử lý can nhiễu, Ủy ban Tần số vô tuyến điện trong thời gian không quá 03 ngày làm việc.

Điều 9. Trình tự phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa đài vô tuyến điện hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với đài vô tuyến điện của quốc gia khác

1.Trường hợp đài quân sự, đài an ninh bị nhiễu có hại từ đài vô tuyến điện của quốc gia khác phát sóng tới Việt Nam:

a) Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I gửi Cục Tần số vô tuyến điện văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

b) Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I kiểm tra, xác minh đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại, đối chiếu với các quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế và thực hiện các nội dung sau đây:

- Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các thủ tục khiếu nại nhiễu quốc tế đến cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài có thẩm quyền;

- Tổ chức theo dõi kết quả xử lý nhiễu có hại, cung cấp, bổ sung thông tin cho cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài đang xử lý nhiễu có hại khi có yêu cầu;

- Thông báo bằng văn bản đến Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I văn bản trả lời của cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài về kết quả xử lý chấm dứt nhiễu có hại.

2. Trường hợp cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài có thẩm quyền khiếu nại đài vô tuyến điện của Việt Nam gây nhiễu có hại:

a) Cục Tần số vô tuyến điện tiếp nhận khiếu nại nhiễu có hại của cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài có thẩm quyền, kiểm tra, xác minh thông tin về đài vô tuyến điện có khiếu nại nhiễu, chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại.

b) Trường hợp chưa đủ điều kiện kỹ thuật, thiếu thông tin cần thiết phục vụ cho việc xác minh nguồn gây nhiễu, Cục Tần số vô tuyến điện có văn bản đề nghị Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I phối hợp tổ chức kiểm soát, xác định vị trí, khu vực nguồn gây nhiễu, xác minh thông tin về nguồn gây nhiễu.

c) Trường hợp nguồn gây nhiễu là đài quân sự, đài an ninh, Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì, phối hợp với Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I tổ chức xử lý nhiễu có hại.

d) Sau khi kết thúc xử lý nhiễu có hại, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các thủ tục thông báo kết quả xử lý nhiễu có hại cho cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài khiếu nại nhiễu theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế.

Đánh giá bài viết
1 77
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm