Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?

Những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù đương nhiên được gặp người thân, vậy còn những người đang bị tạm giam thì sao? Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?

1. Đang bị tạm giữ tạm giam có được gặp người thân không?

Theo quy định tại điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì:

Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

=> Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người thân theo quy định của pháp luật.

Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ

2. Bị tạm giam bao lâu thì được thăm gặp?

Đang bị tạm giữ tạm giam có được gặp người thân không?

Pháp luật không quy định phải bị tạm giam bao nhiêu ngày thì mới được thăm gặp, miễn là đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam; thăm gặp theo quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp thân nhân không được thăm gặp như mục 3 dưới đây thì người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người thân

3. Những trường hợp thân nhân không được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam

không phải mọi trường hợp thăm gặp đều được giải quyết mà phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây (và phải nêu rõ lý do):

  • Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  • Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
  • Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
  • Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
  • Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp, (đối với trường hợp này thì người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp);
  • Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm kỷ luật nơi giam giữ và bị cách ly tại buồng kỷ luật.

4. Thủ tục xin gặp người bị tạm giam

Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình:

  • Một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh
  • Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
  • Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

5. Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Để tải mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam, mời các bạn đọc bài: Đơn xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các quy định của pháp luật hiện hành về Thăm gặp người đang bị tạm giữ, tạm giam. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 272
0 Bình luận
Sắp xếp theo