So sánh phiếu lý lịch tư pháp 1 và 2

Tải về

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp 1 và 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 có gì khác nhau? Trường hợp nào xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và trường hợp nào xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2. Sau đây là những thông tin để phân biệt lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2, mời các bạn cùng tham khảo.

Phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ quan trọng cần phải có trong hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, xin visa du học hoặc trong hồ sơ bảo lãnh định cư. Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Vậy vì sao lại phải có 2 loại và sự khác nhau giữa 2 loại phiếu này là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây.

So sánh phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Những nội dung khác nhau giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 dựa vào những quy định theo Luật lý lịch tư pháp 2009

Nội dung

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cấp cho ai (Điều 41)

Cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam hoặc Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phụ vụ một số vấn đề như quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh

Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc cấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân để người đó biết nội dung lý lịch tư pháp của mình

Nội dung

Quy định tại Điều 42

- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp

- Trong phần án tích phiếu chỉ ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa.

- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu

Quy định tại Điều 43

- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp

- Trong phần án tích phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa

- Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Mục đích

- Cấp cho cá nhân: phục vụ mục đích nhu cầu xin việc làm của họ

- Cấp cho các tổ chức: nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý nhân sự, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay hợp tác xã.

- Cấp cho cơ quan tố tụng: nhằm phục vụ các công tác điều tra, truy tố và xét xử

- Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình

Ủy quyền

Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1

Cá nhân không được ủy quyền cho người khác yêu cầu Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thủ tục

- Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo mẫu kèm theo những giấy tờ sau:

+ Bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

+ Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú

+ Bản sao thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài)

- Nộp hồ sơ tại:

+ Nếu là công dân Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú. Nếu không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú

+ Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Nếu đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

- Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo mẫu kèm theo những giấy tờ sau:

+ Bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

+ Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú

+ Bản sao thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài)

- Nộp hồ sơ tại:

+ Nếu là công dân Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú. Nếu không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú

+ Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Nếu đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Đánh giá bài viết
1 56
So sánh phiếu lý lịch tư pháp 1 và 2
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm