Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng 2023
Mức trợ cấp lần đầu cho công chức, viên chức vùng ĐBKK năm 2023
Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu 2023 được quy định như thế nào? Mức trợ cấp lần đầu cho công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn là bao nhiêu? Trong bài viết này Hoatieu xin được chia sẻ các thông tin mới nhất về trợ cấp lần đầu theo Nghị định 76, danh sách các xã được hưởng Nghị định 76 cũng như các đối tượng được nhận trợ cấp lần đầu khi về công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Mức trợ cấp lần đầu cho công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn
Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP, mức trợ cấp lần đầu cho cán bộ, công chức, viên chức bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, mức trợ cấp lần đầu cho công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn là 14.900.000 đồng.
Ngoài ra, trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
- Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
- Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình (tương ứng với 17.880.000 đồng/tháng).
2. Ai được nhận trợ cấp lần đầu khi về công tác ở vùng đặc biệt khó khăn?
Đối tượng được nhận trợ cấp lần đầu khi về công tác ở vùng đặc biệt khó khăn gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ HĐLĐ trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ NSNN thuộc QĐND Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ NSNN thuộc CAND;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP.
3. Vùng đặc biệt khó khăn để tính hưởng trợ cấp lần đầu
- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Mời các bạn tham khảo thêm:
Tham khảo thêm
Quy định về công tác phí dành cho viên chức 2022 Chế độ phụ cấp cho viên chức đi công tác
10 thay đổi quan trọng liên quan đến công chức viên chức từ 1/7/2019 Những quy định mới liên quan đến công chức viên chức từ 1/7
Thủ tục thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Hồ sơ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Phụ cấp độc hại cho cán bộ, công chức, viên chức 2023 Quy định về chế độ phụ cấp độc hại
Đối tượng ưu tiên trong thi tuyển công chức, viên chức 2023 Quy định về điểm cộng ưu tiên thi công chức, viên chức
Thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức 2022 Quy trình xét tuyển đặc cách viên chức
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Hướng dẫn lấy lại mật khẩu trang thuế điện tử (thuedientu.gdt.gov.vn)
-
Quay lén người khác phạm tội gì 2023?
-
CCCD hết hạn có bị phạt không?
-
Nghỉ việc bao lâu thì lấy được bảo hiểm xã hội một lần 2023?
-
Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển đông?
-
Phân biệt khuyến mại và khuyến mãi?
-
Muốn đăng ký tạm trú, tạm vắng thì đến cơ quan nào tại địa phương 2023?
-
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 2023
-
Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì?
-
Tội vu khống phạt bao nhiêu tiền 2023?