Quyết định 1331/QĐ-TTg về Dự án do Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc tài trợ không hoàn lại

Quyết định 1331/QĐ-TTg - Dự án do Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc tài trợ không hoàn lại

Quyết định 1331/QĐ-TTg năm 2017 chủ trương đầu tư Dự án do Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc tài trợ không hoàn lại cho Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/09/2017. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải về.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1331/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN DO QUỸ NHI ĐỒNG CỦA LIÊN HP QUỐC TÀI TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CHO BỘ Y TẾ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 7002/BKHĐT-KTĐN ngày 29 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tăng cường chăm sóc phát triển trẻ em toàn diện gắn liền với đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam, do Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF) tài trợ như sau:

1. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Y tế

- Chủ dự án: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.

- Các cơ quan đồng thực hiện: Các đơn vị thuộc Bộ Y tế: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Quản lý khám chữa bệnh; Vụ Bảo hiểm y tế; Viện Dinh dưỡng quốc gia; Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương; Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương.

2. Mục tiêu của Dự án: Góp phần tăng cường năng lực của hệ thống y tế trong lĩnh vực bà mẹ - trẻ em nhằm mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng cho phát triển trẻ em toàn diện (IECD) bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh môi trường cho trẻ em đặc biệt là nhóm trẻ dễ bị tổn thương góp phần đảm bảo hòa nhập xã hội và công bằng xã hội vì chất lượng của giống nòi cũng như chất lượng của nguồn nhân lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai.

3. Một số kết quả chính của Dự án:

- Các chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động và văn bản hướng dẫn có liên quan đến IECD dựa trên bằng chứng, đảm bảo minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan được xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện.

- Cơ chế phối hợp liên ngành và hợp tác đối tác với các đối tác trong nước cho IECD được tăng cường cho triển khai IECD.

- Can thiệp chăm sóc trẻ sớm toàn diện được triển khai lồng ghép tại cộng đồng và tuyến y tế cơ sở trên cơ sở nâng cao năng lực của cán bộ y tế tuyến trung ương và tỉnh.

- Các chiến lược truyền thông thay đổi hành vi lồng ghép nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành vi chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường có liên quan đến IECD được xây dựng và phổ biến.

- Các chỉ số và số liệu, bằng chứng có liên quan đến IECD được cập nhật và chia sẻ thường xuyên.

- Kiến thức và kỹ năng quản lý dự án, phân tích và viết báo cáo có chất lượng của các cán bộ quản lý các chương trình dự án có liên quan đến IECD được tăng cường.

4. Thời gian và địa điểm thực hiện dự án:

- Thời gian: 2017 - 2021

- Địa điểm: Cấp quốc gia (tại Hà Nội) và 3 tỉnh trọng điểm: Gia Lai, Kon Tum và Điện Biên.

5. Hạn mức vốn của dự án:

a) Vốn ODA không hoàn lại: 5.119.595 USD, trong đó:

- Vốn có sẵn: 1.902.754 USD, gồm vốn thường xuyên là 1.221.612 USD và vốn đã vận động được là 681.142 USD.

- Vốn sẽ vận động: 3.216.841 USD.

b) Vốn đối ứng:

- Bằng tiền mặt: 16.036.659.088 đồng.

- Bằng hiện vật: tương đương 8.056.332.000 đồng (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn sẵn có).

6. Cơ chế tài chính trong nước:

a) Vốn OD A: 100% Ngân sách nhà nước cấp phát

b) Vốn đối ứng: do Bộ Y tế tự bố trí theo quy định.

Điều 2. Bộ Y tế thực hiện các công việc sau:

- Rà soát, đảm bảo thực hiện Dự án không trùng lặp với các dự án sử dụng vốn nước ngoài và vốn ngân sách nhà nước khác.

- Xây dựng cơ chế quản lý Dự án phù hợp; xác định rõ trách nhiệm của Cơ quan chủ quản, Chủ dự án, các cơ quan đồng thực hiện trong triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ và hiệu quả của Dự án.

- Phối hợp với Nhà tài trợ xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Dự án theo đúng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ODA.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Y tế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:

  • TTg, các PTTg;
  • Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Ngoại giao, Tư pháp;
  • UBND các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Điện Biên;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
    các Vụ: KGVX, TH; TGĐ Cổng TTĐT;
  • Lưu: VT, QHQT (3).TA 20

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

Thuộc tính văn bản: Quyết định 1331/QĐ-TTg

Số hiệu1331/QĐ-TTg
Loại văn bảnQuyết định
Lĩnh vực, ngànhĐầu tư, Tài chính nhà nước, Thể thao - Y tế
Nơi ban hànhThủ tướng Chính phủ
Người kýPhạm Bình Minh
Ngày ban hành09/09/2017
Ngày hiệu lực09/09/2017
Đánh giá bài viết
1 43
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi