Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Nghị định 108/2017/NĐ-CP - Quy định mới về quản lý phân bón
Nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo và tải về.
Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã
Thông tư 07/2017/TT-BCT quy định cửa khẩu nhập khẩu mặt hàng phân bón
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý phân bón.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định quản lý nhà nước về phân bón bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.
Phân bón hữu cơ truyền thống do các tổ chức, cá nhân sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất đểtăng năng suất, chất lượng cây trồng.
2. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, gồm:
a) Các nguyên tốarsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);
b) Vi khuẩn coli, Salmonella và các vi sinh vật gây hại cây trồng, gây bệnh cho người, động vật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Chất chính (còn gọi là chất dinh dưỡng chính) trong phân bón là chất dinh dưỡng có trong thành phần đăng ký quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định tại Phụ lục V của Nghị định này.
4. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là các thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
5. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bao gồm:
a) Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;
b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;
c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.
6. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa, sinh học hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc hoặc chỉ đóng góiphân bón.
7. Đóng gói phân bón là việc sử dụng máy móc, thiết bị để san chiết phân bón từ dung tích lớn sang dung tích nhỏ, từ bao bì lớn sang bao bì nhỏ hoặc là hình thức đóng gói từ dung tích, khối lượng cố định vào bao bì theo một khối lượng nhất định mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, màu sắc, dạng phân bón.
8. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông.
9. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có hàm lượng định lượng các chất chính hoặc có thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4. Phân loại phân bón
1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất
a) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;
b) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);
c) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
2. Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng
a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;
b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;
c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
d) Phân bón đất hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);
đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.
3. Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón
a) Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
b) Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
c) Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau;
d) Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;
đ) Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...).
4. Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình sản xuất
a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;
b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích;
c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...);
d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);
e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
5. Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón
a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;
c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học.
Thuộc tính văn bản: Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Số hiệu | 108/2017/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Lĩnh vực, ngành | Thương mại |
Nơi ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 20/09/2017 |
Ngày hiệu lực | 20/09/2017 |
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Nghị định 108/2017/NĐ-CP
479 KB 23/09/2017 10:24:00 SATải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Khái niệm xuất siêu, nhập siêu [Cập nhật 2024]
-
Luật Đầu tư công 2024, số 58/2024/QH15
-
Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh
-
Thông tư 69/2024/TT-BTC về danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia
-
Nghị định 32/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2018/NĐ-CP kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự
-
Luật đầu tư số 67/2014/QH13
-
Quyết định 09/2023/QĐ-TTg cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC
-
Quyết định 1062/QĐ-BCT 2023 quy định về giá bán điện
-
Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung và quy trình biên soạn chỉ tiêu thống kê
-
Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT về lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh
Quyết định số 599/QĐ-TTG chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT
Luật Đầu tư công 2024, số 58/2024/QH15
Thông tư hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh
Công văn 17565/2012/BTC-ĐT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác