Nghị định 115/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

Nghị định 115/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định 115/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp. Trong đó Nghị định bổ sung quy định xử phạt đối với vi phạm quy định về buôn bán chế phẩm diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế.

Quyết định 1834/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp

Thông tư 42/2015/TT-BNNPTNT bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm trong thức ăn chăn nuôi

Thông tư 69/2016/TT-BTC thủ tục hải quan với xăng dầu, hóa chất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 115/2016/NĐ-CPHà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 163/2013/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÓA CHẤT, PHÂN BÓN VÀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

"Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, thử nghiệm phân bón; Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng; Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF, hoạt động sản xuất phân bón, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

c) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Nghị định nay là hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với loại tang vật phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 5, khoản 6 Điều 14, khoản 8 Điều 14a, khoản 4 Điều 14b, khoản 4 Điều 14d, khoản 2 Điều 14e, khoản 3 Điều 14g, khoản 8 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 3 Điều 21, khoản 4 Điều 24, khoản 4 Điều 25 Nghị định này."

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

"Điều 4. Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Hình thức xử phạt cảnh cáo quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính chỉ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có tình tiết quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân."

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau:

"3. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (không áp dụng đối với lĩnh vực xăng dầu và LPG) như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng không đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng và cất giữ hóa chất nguy hiểm."

4. Bổ sung khoản 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ vào Điều 5 như sau:

"4a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các đối tượng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất hóa chất theo quy định.

4b. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Phiếu an toàn hóa chất như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ các nội dung trong Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất nguy hiểm theo quy định;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, nội dung sai lệch của hóa chất nguy hiểm trong Phiếu an toàn hóa chất;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có Phiếu an toàn hóa chất mà vẫn đưa hóa chất nguy hiểm vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.

4c. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phân loại hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật về ghi nhãn và phân loại hóa chất.

4d. Mức tiền phạt đối với hành vi sử dụng các đối tượng không được huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất trong cơ sở sản xuất hóa chất; sử dụng các đối tượng tham gia vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm là hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp mà không được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm theo quy định:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dưới 20 người;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 20 người đến dưới 50 người;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 50 người đến dưới 100 người;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 100 người trở lên.

4đ. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp để vận chuyển như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trước khi đóng gói hóa chất nguy hiểm để vận chuyển chưa thử nghiệm, kiểm định phương tiện chứa theo quy định;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu về đóng gói hóa chất nguy hiểm theo mức quy định đã đưa vào vận chuyển."

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 5 như sau:

"5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp gây mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Đánh giá bài viết
1 2.345
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo