Quyết định 1834/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp

Quyết định 1834/QĐ-TTg - Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp

Quyết định 1834/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp với mục tiêu hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với ngành Vật liệu nổ công nghiệp theo hướng luật hóa các quy định hiện hành, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và có tính hệ thống cho quản lý và phát triển ngành, do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mời các bạn tham khảo.

Nghị định sửa đổi quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông số 107/2014/NĐ-CP

Thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT

Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1834/QĐ-TTgHà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

- Vật liệu nổ công nghiệp, hoạt động có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp là hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh đặc biệt, do Nhà nước thống nhất quản lý. Số lượng, phạm vi, quy mô các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Quy hoạch phát triển ngành Vật liệu nổ công nghiệp phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu về quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân về vật liệu nổ công nghiệp;

- Xây dựng, phát triển ngành Vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững, trở thành một ngành công nghiệp tiên tiến, thân thiện với môi trường, có cơ cấu sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

a) Mục tiêu chung

- Đáp ứng đủ các loại vật liệu nổ công nghiệp truyền thống, tiến tới cung ứng một số loại vật liệu nổ công nghiệp mạnh, sử dụng cho một số lĩnh vực đặc thù, an toàn và thân thiện môi trường; phân bố hợp lý cơ cấu sản phẩm, lực lượng sản xuất và theo vùng lãnh thổ;

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với ngành Vật liệu nổ công nghiệp theo hướng luật hóa các quy định hiện hành, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và có tính hệ thống cho quản lý và phát triển ngành.

b) Mục tiêu cụ thể

- Nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp có chứa TNT: Không phát triển thêm và không nâng công suất đối với những dây chuyền sản xuất thuốc nổ trong thành phần có TNT kể cả sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tái chế từ vật liệu nổ phế thải có chứa TNT. Đến năm 2020, thuốc nổ TNT chỉ sử dụng không quá 3% so với tổng lượng sản xuất và tiêu thụ trong nước;

- Nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ ngành dầu khí: Nghiên cứu đầu tư sản xuất một số chủng loại thuốc nổ và phụ kiện nổ phục vụ ngành dầu khí trên cơ sở nghiên cứu, phát triển từ những dây chuyền sẵn có như đạn bắn vỉa, dây nổ và kíp nổ, đến năm 2020 và 2030 đáp ứng được tương ứng 20% và 50% nhu cầu trong nước;

- Nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ khai thác lộ thiên: Đầu tư sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời, nhũ tương an toàn, chất lượng cao, tăng thời gian chịu nước, sức công phá mạnh, có thể thay thế hiệu quả các loại thuốc nổ có chứa TNT;
- Nhóm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ khai thác trong hầm lò: Phát triển các sản phẩm thuốc nổ công nghiệp theo hướng tăng sức công phá, giảm khói, khí bụi và sản phẩm có kích thước phi tiêu chuẩn phục vụ khai thác trong các mỏ có yêu cầu đặc biệt như mỏ vàng, kim loại. Các sản phẩm phụ kiện nổ công nghiệp đáp ứng yêu cầu đặc biệt như độ bền kéo, va đập, độ tin cậy khi các hầm lò khai thác ngày càng sâu, địa hình phức tạp;

- Nhóm nguyên liệu chính: Sản xuất ổn định dây chuyền nitrat amôn (NH4NO3) là nguyên liệu chủ yếu sản xuất thuốc nổ, chủ động cung ứng cho các cơ sở sản xuất thuốc nổ. Đến năm 2016, đáp ứng 100% nhu cầu nitrat amôn để sản xuất thuốc nổ trong nước và cung cấp đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Đầu tư sản xuất một số loại tiền chất thuốc nổ khác là các hóa chất lưỡng dụng như natri nitrat (NaNO3), kali nitrat (KNO3) phục vụ ngành Vật liệu nổ công nghiệp;

- Nhóm thuốc nổ mạnh: Đến năm 2016, sản xuất được thuốc nổ Hecxozen cho mồi nổ công nghiệp và Hecxozen siêu mịn cho dây dẫn tín hiệu nổ. Đến năm 2020, sản xuất được thuốc nổ TEN thay thế hàng dự trữ quốc gia.

2. Nội dung Quy hoạch

a) Nhu cầu tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp

- Nhu cầu tiêu thụ thuốc nổ công nghiệp các loại: Năm 2015 khoảng 140.000 tấn; dự báo năm 2020 khoảng 180.000 tấn; từ năm 2020 đến năm 2030 tăng dần và ổn định từ 180.000 tấn thuốc nổ/năm đến khoảng 200.000 tấn thuốc nổ/năm;

- Nhu cầu tiêu thụ phụ kiện nổ công nghiệp: Năm 2015 khoảng 450 tấn mồi nổ, 60 triệu kíp nổ và 18 triệu mét dây nổ, dây cháy chậm các loại; dự báo năm 2020 khoảng 528 tấn mồi nổ, 90 triệu kíp nổ và 20 triệu mét dây nổ, dây cháy chậm các loại; từ năm 2020 đến năm 2030 tăng dần và ổn định từ 625 tấn mồi nổ, 100 triệu kíp nổ và 27 triệu mét dây nổ, dây cháy chậm các loại/năm.

b) Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

Đáp ứng đủ về số lượng và chủng loại vật liệu nổ công nghiệp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước với giá cả hợp lý và có một phần xuất khẩu.

- Giai đoạn 2015 - 2020: Ổn định sản xuất nitrat amôn; nâng cấp phòng thí nghiệm vật liệu nổ công nghiệp; đẩy nhanh việc đầu tư sản xuất thuốc nổ nhũ tương, thuốc nổ sạch, mồi nổ năng lượng cao và xe sản xuất, nạp thuốc nổ di động tại một số tỉnh có công suất khai thác phù hợp; đồng bộ hóa thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cấp chất lượng các loại thuốc nổ công nghiệp và phụ kiện nổ công nghiệp hiện có;

- Giai đoạn 2020 - 2030: Đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất phụ kiện nổ công nghiệp và vật liệu nổ công nghiệp phục vụ ngành dầu khí; thay đổi công nghệ, nâng cấp chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy mô và tiến độ đầu tư các dự án tùy theo tình hình thực tế của giai đoạn 2015 - 2020 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

c) Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành Vật liệu nổ công nghiệp: Ước tính nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 2.650 tỷ đồng, trong đó:

+ Giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 1.872 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2020 - 2030 khoảng 778 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đầu tư

+ Vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn vay và các nguồn vốn khác để đầu tư thực hiện theo danh mục các dự án được duyệt;

+ Vốn ngân sách nhà nước cho công tác điều chỉnh Quy hoạch, các nhiệm vụ khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo thử nghiệm và dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp.

Đánh giá bài viết
1 147
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo