Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Thủ tục lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Đa dạng sinh học là gì? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Đây là những câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết nhé.
Các cấp khu bảo tồn đa dạng sinh học
1. Đa dạng sinh học là gì?
Theo quy định của Luật đa dạng sinh học 2008 thì đa dạng sinh học là:
"Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên."
Trong đó gen là một đơn vị di truyền hoặc một đoạn vật chất di truyền quy định đặc tính cụ thể của sinh vật. Còn hệ sinh thái là quần xã sinh vật, nơi mà có yếu tố phi sinh vật địa lí có tác động qua lại lẫn nhau.
2. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi ở của nhiều loài động, thực vật quý hiếm và nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi bảo tồn sự phong phú của hệ sinh thái tự nhiên của các loài sinh vật.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là khu được nhà nước quản lý và bảo vệ, những cá nhân khi ra vào khu bảo tồn phải được đơn vị quản lý cho phép.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học được phân thành những cấp:
- Vườn quốc gia: Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng với quốc gia, là nơi sinh sống thường xuyên của loài sinh vật quý hiếm, nguy cấp. Có giá trị liên quan đến khoa học, giáo dục, cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái.
- Khu dự trữ thiên nhiên: Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Khu bảo tồn loài, sinh cảnh: Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.
- Khu bảo vệ cảnh quan: Có hệ sinh thái đặc thù; Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
3. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Cùng theo quy định của Luật đa dạng sinh học 2008 tại điều 3:
"Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học."
Cơ sở được hiểu là cơ sở để chăm sóc, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học nhưng không có diện tích lớn hơn khu. Thông thường cơ sở sẽ được nhà nước cấp phép nhưng do cá nhân hoặc tổ chức quản lý.
4. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Căn cứ vào điều 42 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định là:
Điều 42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:
a) Đơn đăng ký thành lập;
b) Dự án thành lập;
c) Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy có thể thấy rằng cơ sở được cấp phép bảo tồn đa dạng sinh học cần có điều kiện về diện tích, giống loài, cán bộ chuyên môn và tài chính thì mới được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Những đơn vị thực hiện đầy đủ những giầy tờ trên sau đó nộp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và trong vòng 60 ngày sẽ có kết quả về quá trình xem xét được cấp hay không cấp.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Chỉ thị 02/CT-BTTTT năm 2017 về tổ chức đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu
Mức phạt vi phạm quy định bảo đảm sự yên tĩnh chung 2024
Quy trình xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè năm 2024
Bảng lương cơ sở năm 2023
Bảng lương cán bộ công chức cấp xã 2022
Quy định về nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động