Quy định về nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động

Quy định nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động

Theo quy định hiện hành, người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây, người lao động sẽ được nghỉ hưu trước tuổi và được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.

Chế độ hưu trí luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những lao động gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động và đã đủ điều kiện để về hưu theo quy định của pháp luật. Ở những bài viết trước HoaTieu.vn đã chia sẻ quy định về nghỉ hưu trước tuổi trong năm 2019 và hướng dẫn tính lương hưu và trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu. Ngoài ra đối với các đối tượng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được hưởng lương hưu cũng đã được chúng tôi đề cập đến. Trong bài viết ngày hôm nay HoaTieu.vn xin chia sẻ với các bạn đọc một số điều cần biết khi nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây.

1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:

Năm nghỉ hưởng lương hưu

Điều kiện về tuổi đời đối với nam

Điều kiện về tuổi đời đối với nữ

2016

Đủ 51 tuổi

Đủ 46 tuổi

2017

Đủ 52 tuổi

Đủ 47 tuổi

2018

Đủ 53 tuổi

Đủ 48 tuổi

2019

Đủ 54 tuổi

Đủ 49 tuổi

2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

3. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

4. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên đối với người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

5. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành đối với người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Như vậy, đối với những trường hợp này, để được nghỉ hưu trước tuổi, người lao động phải làm giám định mức suy giảm khả năng lao động và mức suy giảm tối thiểu là 61%.

Theo Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động từ ngày 01/01/2018 được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Lao động nữ

Nghỉ hưu từ năm 2018

15 năm

Sau đó cứ mỗi năm, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%

Lao động nam

Nghỉ hưu năm 2018

16 năm

Nghỉ hưu năm 2019

17 năm

Nghỉ hưu năm 2020

18 năm

Nghỉ hưu năm 2021

19 năm

Nghỉ hưu từ năm 2022

20 năm

Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năm lao động, mức lương hưu hàng tháng cũng được tính theo quy định trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đánh giá bài viết
1 533
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi