Công tác dân vận là trách nhiệm của tổ chức nào 2024?

Công tác dân vận là trách nhiệm của tổ chức nào 2024? Từ khi ra đời vào ngày 15/10/1930, công tác dân vận luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của cách mạng và đã đóng góp tích cực vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhờ công tác dân vận được thực hiện một cách hiệu quả, đã xây dựng được "thế trận lòng dân".

Trong suốt hơn 90 năm qua, trong quá trình trải qua những giai đoạn cách mạng khác nhau, Đảng đã dẫn dắt nhân dân đạt được nhiều thành công đáng kể. Đặc biệt, Đảng đã lãnh đạo nhân dân thành công trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới cho nước Việt Nam với sự ra đời của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Vậy công tác dân vận là gì và do cơ quan nào đảm nhiệm? Hãy cùng HoaTieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Công tác dân vận là gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói:

Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho. Công tác dân vận luôn luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, có thể đúc kết lại rằng: Công tác dân vận là công việc của cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể được nhà nước tin cậy giao phó thực hiện các nhiệm vụ như tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu được vấn đề, luôn giám sát quá trình thực hiện để nắm bắt được vấn đề nằm ở đâu, sát cánh cùng nhân dân trong công tác được giao phó,... 

Để tổ chức công tác dân vận tốt, ta cần thực hiện một số nguyên tắc cụ thể. Trước hết, trước khi đối mặt với các vấn đề, cần có sự bàn bạc, lắng nghe, trao đổi hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân. Điều này đảm bảo rằng quan điểm và ý kiến của người dân được thể hiện và được coi trọng trong quá trình quyết định. Khi tiến hành công việc và nhiệm vụ, người cán bộ, đảng viên phải theo dõi, giúp đỡ và khuyến khích dân trong quá trình thực hiện. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để dân tham gia và đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển.

Sau khi công việc được thực hiện, cần rút kinh nghiệm cùng với dân và đưa ra bài học. Việc này giúp học hỏi từ những kinh nghiệm tích cực và sai lầm trong quá trình thực hiện. Đồng thời, nó cũng đảm bảo rằng các lần tiếp theo, công tác dân vận sẽ được hoàn thành tốt hơn nữa.

Để tổ chức công việc tốt, người cán bộ, đảng viên cần tuân thủ những nguyên tắc và yêu cầu của công tác dân vận. Họ phải trung thành với Đảng và có năng lực lãnh đạo, khả năng tổ chức thực hiện. Đặc biệt, họ cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc liên hệ mật thiết với nhân dân và luôn gần gũi với dân. Việc này đòi hỏi họ phải hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của dân để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý và đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng.

Tóm lại, để tổ chức công tác dân vận tốt, ta cần lắng nghe ý kiến của dân, giúp đỡ và khuyến khích trong quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm và học hỏi từ quá trình trước, cùng với đó người cán bộ, đảng viên cần tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu của công tác dân vận, liên hệ mật thiết với nhân dân và hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân.

Công tác dân vận
Công tác dân vận

2. Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng là gì?

2.1. Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng là gì?

Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng là toàn bộ những hoạt động của Đảng bộ, chi bộ và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện tốt các chũ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2.2. Nội dung công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng

- Tuyên truyền, phổ biến mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương đơn vị đếm mỗi người dân.

- Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình và giải quyết kịp thời những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến dân sinh dân trí và dân chủ.

- Tổ chức và động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

- Chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân bao gồ cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ , những vấn đề liên quan đến việc ăn, ở, học hành, công ăn việc làm, thu nhập, hưởng thụ văn hóa và quyền làm chủ.

- Tổ chức nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, sản xuất, kinh doanh... do chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phát động.

2.3. Phương thức công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng

- Cấp ủy cơ sở và các chi bộ Đảng tiến hành công tác dân vận: bản thân các tổ chức đảng trực tiếp tiến hành công tác dân vận.

  • Chi bộ Đảng có trách nhiệm phân công, đôn đốc và kiểm tra đảng viên làm công tác dân vận.
  • Cấp ủy đảng phải tăng cường và kiện toàn , đổi mới đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận. cán bộ chủ chốt của mặt trận và các đoàn thể ở các cấp là cấp ủy viên.
  • Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quần chúng. Phát huy những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng bản, chức sắc, tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc….làm công tác dân vận ở cơ sở.

- Đảng bộ cơ sở lãnh đạo chính quyền tiến hành công tác dân vận: các cấp ủy đảng lãnh đạo hệ thống chính quyền làm công tác dân vận thông qua Đảng đoàn Quốc hội , hội đồng nhân dân các cấp, ban cán sự Đảng , chính quyền các cấp, các ngành và thông qua đảng viên hoạt động trong các cơ quan chính quyền.

  • Đảng coi trọng lãnh đạo việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tham gia và kiểm tra, giám sát công việc của nhà nước theo quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
  • Đảng lãnh đạo chính quyền tăng cường mối quan hệ với mặt trận và các đoàn thể nhân dân, xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa chính quyền với mặt trận và các đoàn thể từ chính phủ đến chính quyền cơ sở.
  • Đảng coi trọng lãnh đạo và kiểm tra, giám sát các cấp chính quyền thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tinh thần phục vụ nhân dân của công chức, viên chức và bộ máy chính quyền.

- Đảng bộ cơ sở lãnh đạo mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiến hành công tác dân vận: mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng. tuy nhiên , Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và phát huy vai trò chức năng của mặt trận và đoàn thể , tôn trọng các nguyên tắc , quy chế hoạt động của các tổ chức quần chúng.

3. Công tác dân vận là trách nhiệm của tổ chức nào?

- Đại hội XIII của Đảng có nhiều bổ sung mới về lãnh đạo công tác dân vận. Nghị quyết Đại hội đã đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước; phát huy cao độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; xác định cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ.

- Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/TW về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”.

- Quy chế quy định rõ công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị theo phương châm:

  • Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận;
  • Quy định rõ về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu đối với công tác dân vận;
  • Nêu rõ trách nhiệm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đại hội XIII của Đảng, Quyết định số 23-QĐ/TW về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”.
Đại hội XIII của Đảng, Quyết định số 23-QĐ/TW về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”.

Đặc biệt, tại Điều 8 Quy chế đã quy định rõ trách nhiệm của Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương:

1. Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hoá, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận; kịp thời ban hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác dân vận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác dân vận.

2. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương lãnh đạo, định hướng hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, đơn vị. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác giám sát đối với hoạt động của cơ quan đảng, nhà nước, cán bộ, đảng viên ở địa phương, đơn vị và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

3. Lãnh đạo, chỉ đạo, phân công người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với nhân dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân, giải quyết các vấn đề phức tạp trên địa bàn.

4. Định kỳ giao ban, làm việc giữa thường trực cấp ủy với ban dân vận, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội về tình hình nhân dân và công tác dân vận.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo thẩm quyền. Phân công đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp; chỉ đạo cấp ủy cấp dưới phân công một ủy viên ban thường vụ cấp ủy trực tiếp làm trưởng ban dân vận. Trường hợp không có ban dân vận thì chỉ đạo phân công một đồng chí cấp ủy phụ trách công tác dân vận.

6. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện công tác dân vận.

Trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với công tác dân vận được quy định tại Điều 14, với 6 nội dung cụ thể, gồm:

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận.

2. Thực hiện cải cách hành chính; công khai, minh bạch chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, nguồn lực nhà nước.

3. Thực hiện các quy định về dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, những vấn đề bức xúc của nhân dân theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và hoạt động của chính quyền các cấp.

4. Nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân; xử lý tham nhũng, tiêu cực, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân theo thẩm quyền.

5. Phối hợp với ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong tham mưu, thực hiện công tác dân vận. Định kỳ có chương trình làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp về tình hình nhân dân và công tác dân vận.

6. Phân công đồng chí chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách công tác dân vận và chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận.

Dân vận và công tác dân vận đóng vai trò cực kỳ quan trọng và chiến lược đối với cuộc cách mạng toàn diện của quốc gia, đồng thời là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Triển khai sứ mệnh này, ta cũng theo đuổi những lời dạy bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
1 200
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm