Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa 2024?

Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa 2024? HoaTieu.vn xin giới thiệu và tổng hợp tới các bạn những quy định về bảo hiểm để đóng lương hưu qua các ví dụ dưới đây. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa?
Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa?

1. Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa?

Câu hỏi: Tôi đang làm chuyên viên ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đến ngày 1-9-2022, tôi sẽ về hưu, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 33 năm. Tôi có thể tự đóng BHXH thêm 2 năm để đủ thời gian 35 năm, nhằm hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% không? Nếu không, tỷ lệ lương hưu tôi được hưởng là bao nhiêu phần trăm? (NGUYỄN VĂN TÁM, quận 5, TPHCM).

Trả lời: HoaTieu xin được giải đáp cho câu hỏi của bạn như sau:

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Điều 6, Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì: Người thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

- Phương thức đóng BHXH tự nguyện: Hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần; một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần; một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. (Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP).

- Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp đến 1/9/2022 ông Tám nghỉ hưu (nghỉ việc, không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc), đã đủ:

  • Tuổi từ 60 tuổi 06 tháng (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014),
  • Còn thiếu 2 năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu mức tối đa (bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)

thì ông Tám có thể tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức đóng: hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần; một lần cho nhiều năm về sau cho đến khi đủ 35 năm đóng BHXH trở lên để được hưởng lương hưu mức tối đa.

Kết luận: Người lao động hoàn toàn có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa theo quy định của pháp luật.

2. Trợ cấp mất sức có được hưởng chế độ thương binh, hưu trí?

Câu hỏi: Tôi tham gia cách mạng từ năm 1963 - 1973, hiện là thương binh 4/4. Sau đó, tôi chuyển công tác sang Ban Cải tạo nông nghiệp huyện Củ Chi (TPHCM) và làm đến năm 1982 thì nghỉ (làm việc liên tục 19 năm 8 tháng), theo diện mất sức với tỷ lệ 61%, được hưởng chế độ như thương binh. Từ đó đến nay, tôi chỉ được lãnh trợ cấp mất sức (hiện là 1.573.000 đồng/tháng), không được hưởng tiền thương binh, không được tham quan du lịch, nghỉ mát. Trường hợp của tôi có được chuyển sang lãnh chế độ hưu trí?

Sở LĐTB-XH TPHCM trả lời:

Đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động, đồng thời là thương binh, nếu đủ điều kiện và có giấy tờ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH, thì được giải quyết thêm trợ cấp thương binh.

Cụ thể, có thời gian công tác thực tế được hưởng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên; nếu chưa đủ 20 năm công tác thực tế, nhưng trong đó có đủ 15 năm công tác thực tế phục vụ trong quân đội, công an; hoặc nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 8-2-1982 của Hội đồng Bộ trưởng (là người nghỉ hưởng mất sức lao động không qua giám định); hoặc có biên bản giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ thương tật, trong đó tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.

Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa TPHCM tại Biên bản giám định khả năng lao động ngày 15-7-1982, tỷ lệ mất sức lao động của ông Hòa là 61%, trong đó đã tính gộp tỷ lệ mất sức lao động thương binh hạng 2/8. Như vậy, ông Hòa không thuộc trường hợp được hưởng thêm chế độ trợ cấp thương binh hàng tháng. Tuy nhiên, ông Hòa vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi khác của thương binh như: chế độ điều dưỡng 2 năm/lần, được xem xét hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định đối với thương binh. Về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, theo quy định, là người khi nghỉ việc nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ điều kiện về tuổi đời.

3. Mất quyết định nghỉ hưu, điều chỉnh lương hưu như thế nào?

Câu hỏi: Tôi nhập ngũ năm 1963, nghỉ hưu năm 1991; từng chiến đấu ở Lào, ở chiến trường B, C. Theo chính sách, tôi được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh, nhưng hiện nay, tôi chỉ được hưởng có 95%. BHXH Gò Vấp không điều chỉnh mức hưởng cho tôi vì tôi đã mất quyết định nghỉ hưu. Nay tôi nhờ BHXH TPHCM giúp tôi sao lục quyết định nghỉ hưu được không? (PHẠM VĂN NHÀN, quận Gò Vấp, TPHCM)

Sở LĐTB-XH TPHCM trả lời:

Xin mời ông trực tiếp ghé bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại BHXH TPHCM (117C Nguyễn Đình Chính, phường 15, quận Phú Nhuận) làm thủ tục đề nghị sao lục lại quyết định hưu trí, theo Phiếu giao nhận hồ sơ 701.

4. Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2024

Căn cứ Điều 74 Luật BHXH năm 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, điều kiện được hưởng lương hưu tối đa có sự khác biệt ở nam và nữ. Cụ thể:

- Với lao động nữ: Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, mức hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% nếu đã đóng đủ 15 năm BHXH. Cứ thêm mỗi năm sau đó được tính thêm 2%. Vì vậy, điều kiện hưởng lương hưu tối đa 75% năm  2024 của lao động nữ là phải có đủ 30 năm đóng BHXH.

- Với lao động nam: Tư năm 2022, mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động nam bằng 45% nếu đã đóng đủ 20 năm BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Vì thế, điều kiện hưởng lương hưu tối đa 75% năm  2024 của lao động nam là phải có đủ 30 năm đóng BHXH.

Ngoài ra, điều kiện hưởng lương hưu tối đa trong cả hai trường hợp người tham gia đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc đều giống nhau.

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa 2024? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 620
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm