Bản đồ địa chính là gì? Hướng dẫn xem bản đồ địa chính
Trên thực tế hiện nay, việc tranh chấp đất đai đang ngày càng diễn ra phổ biến và dưới nhiều hình thức phức tạp. Vì vậy, việc sử dụng những dữ liệu đất đai từ phía cơ quan nhà nước quản lý là rất quan trọng để làm cơ sở giải quyết những tranh chấp này. Bản đồ địa chính là một trong số đó. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe nhắc tới bản đồ địa chính, nhưng không phải ai cũng biết Bản đồ địa chính là gì và cách xem bản đồ địa chính. Dưới đây Hoa Tiêu sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn đọc.
Bản đồ địa chính và cách xem bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính là gì?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các đối tượng địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Trên bản đồ địa chính thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú, phản ảnh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất, phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia.
2. Nội dung bản đồ địa chính
Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
- Khung bản đồ;
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
- Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
- Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình;
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình);
- Ghi chú thuyết minh.
Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
3. Hướng dẫn xem bản đồ địa chính
Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC.
Mẫu số 01/PYC (Kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………., ngày ….. tháng ….. năm ……… | PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: ……… Giờ … phút, ngày …/…/… Quyển số …….. Số thứ tự …………… Người nhận hồ sơ |
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Kính gửi: ...................................................................
1. Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu:
........................................................................................................................................
Đại diện là ông (bà) .............................................. Số CMTND/Hộ chiếu ......................
cấp ngày ....../....../......... tại .................................; Quốc tịch .........................................
2. Địa chỉ: .......................................................................................................................
3. Số điện thoại ........................; fax .........................; E-mail: .......................................;
4. Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của Thửa đất số ............................, địa chỉ
Đánh dấu "X" vào nội dung cần cung cấp thông tin):
□ Thửa đất 1 □ Người sử dụng đất 2 □ Quyền sử dụng đất □ Tài sản gắn liều với đất □ Tình trạng pháp lý | □ Lịch sử biến động □ Quy hoạch sử dụng đất □ Trích lục bản đồ □ Trích sao GCNQSDĐ □ Giao dịch đảm bảo | □ Hạn chế về quyền □ Giá đất
□ Tất cả thông tin trên |
5. Mục đích sử dụng dữ liệu:
........................................................................................................................................
6. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả: ....................................... bộ
□ Bản giấy sao chụp □ Gửi EMS theo địa chỉ | □ Nhận tại nơi cung cấp □ Fax | □ Lưu trữ điện tử USB, CD |
7. Cam kết sử dụng dữ liệu: Tôi cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật và không cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.
NGƯỜI YÊU CẦU |
1 Dữ liệu Thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.
2 Dữ liệu Người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.
Tại Mẫu số 01/PYC, người yêu cầu đánh dấu X vào nội dung “Trích lục bản đồ”.
Sau đó, nộp phiếu yêu cầu tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.
Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu (trong đó có thông tin “trích lục bản đồ”) và thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có).
Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Sau khi có trích lục bản đồ thì người dân có thể xem bản đồ địa chính để nắm được các thông tin diện tích, số thứ tự thửa đất,…
4. Hướng dẫn vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4
Bản đồ Việt Nam là một hình ảnh thu nhỏ của lãnh thổ Việt Nam trên mặt phẳng, thể hiện vị trí, ranh giới, các đặc điểm địa lý, chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước. Bản đồ giúp chúng ta hình dung rõ hơn về hình dạng, kích thước, vị trí của Việt Nam so với các nước khác. Bên cạnh đó, bản đồ còn là công cụ không thể thiếu cho việc du lịch, tìm đường và định hướng. Ngày nay, bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như Địa lý, Lịch sử, quy hoạch đô thị, và nghiên cứu tài nguyên.
Trong nhiều môn học, đặc biệt là môn Địa lý, các thầy cô giáo có thể yêu cầu học sinh vẽ bản đồ Việt Nam để phục vụ việc nghiên cứu trong quá trình học hay chấm điểm học tập. Để vẽ được bản đồ Việt Nam trên khổ giấy A4 chuẩn xác với tỉ lệ thu nhỏ phù hợp trên thực tế, mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn cách vẽ bản đồ được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây.
1. Những dụng cụ cần chuẩn bị
Về cơ bản, vẽ bản đồ Việt Nam là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Để tạo ra một bản đồ rõ ràng và trực quan, việc chuẩn bị kỹ lưỡng dụng cụ là điều không thể thiếu. Đây là những dụng cụ cần thiết:
- Giấy A4: Là nền tảng cho bản đồ của bạn, giấy A4 giúp bạn dễ dàng quản lý kích thước và chi tiết.
- Bút chì gỗ (loại 2B): Bút chì này mềm và linh hoạt, giúp vẽ các đường cong mượt mà, tránh gãy ngòi.
- Thước kẻ 20cm hoặc 30cm: Chọn thước kẻ có vạch đơn vị mm rõ ràng. Độ dài vừa phải giúp bạn vẽ các đường thẳng mà không bị lem.
- Gôm/tẩy: Là công cụ hữu ích để bạn chỉnh sửa khi vẽ bản đồ.
- Bút màu: Công cụ này tô điểm và phân biệt các khu vực trên bản đồ, từ đó giúp bản đồ phong phú và sinh động hơn.
2. Hướng dẫn chi tiết cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4
Bước 1: Chuẩn bị khung lưới ô vuông
- Chuẩn bị giấy vẽ: Đảm bảo bạn có một tờ giấy vẽ lớn đủ để vẽ 40 ô vuông với mỗi ô vuông kích thước 3,4 cm.
- Vẽ ô vuông cơ bản: Sử dụng thước thẳng 30cm, vẽ các đường ngang và dọc sao cho tạo thành một lưới ô vuông với mỗi ô vuông có kích thước 3,4 cm.
- Đánh dấu hàng và cột: Bắt đầu từ góc trên bên trái của tờ giấy, đánh dấu chữ cái từ A đến E cho hàng ngang và số từ 1 đến 8 cho hàng dọc.
- Gán tọa độ cho từng ô: Mỗi ô vuông tượng trưng cho 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến. Vậy, bạn cần chia mỗi ô vuông thành các đoạn nhỏ tương ứng với từng kinh tuyến và vĩ tuyến.
Bước 2: Định vị điểm đặc trưng
- Từ lưới ô vuông, xác định và đánh dấu các điểm cực Đông, Tây, Nam và Bắc của Việt Nam dựa trên tọa độ đã cung cấp.
- Đánh dấu điểm khống chế:
+ Điểm cực Đông tại Khánh Hòa: Tìm tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ trên lưới và đánh dấu.
+ Điểm cực Tây tại Điện Biên: Tìm tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E và đánh dấu.
+ Điểm cực Nam tại Cà Mau: Tìm tọa độ 8°34′ Bắc, 104°40′ Đông và đánh dấu.
+ Điểm cực Bắc tại Hà Giang: Tìm tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ và đánh dấu.
Sử dụng thước và bút chì mềm, nối các điểm cực Đông, Tây, Nam, và Bắc lại với nhau. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hình dáng đất nước. Kết nối các điểm này, bạn sẽ có hình dáng cơ bản của Việt Nam.
- Tiến hành vẽ bản đồ Việt Nam chi tiết các chủ thể
Bước 3: Vẽ biên giới và bờ biển
Dùng bút chì mềm hoặc bút mực với nét đứt để vẽ đường biên giới. Nhớ rằng, việc này đòi hỏi sự chính xác cao, nên bạn nên nhìn tham khảo một bản đồ thực để đảm bảo đường biên giới đúng.
Sử dụng bút chì hoặc bút mực nét liền, vẽ đường bờ biển theo đúng hình dáng của bản đồ thực. Đường bờ biển thường mềm mại và có nhiều khúc quanh do ảnh hưởng của dòng chảy nước biển, nên bạn cần phải vẽ một cách cẩn trọng. Hãy chú ý đến chi tiết, vẽ từng đoạn một theo chiều từ miền Bắc đến miền Nam để đảm bảo độ chính xác.
Bước 4: Đặc trưng về sông ngòi khi vẽ bản đồ Việt Nam
Đầu tiên, đánh dấu nơi nguồn và cửa của mỗi con sông. Vẽ sông Hồng, bắt đầu từ nơi nguồn và đi qua các tỉnh, thành trước khi chảy ra biển. Lặp lại với các sông như Đà, Cả, Mã, Đồng Nai, Tiền, Hậu và Thái Bình. Đảm bảo mỗi sông đều kết nối đúng với các sông và kênh khác.
Bước 5: Thể hiện chủ quyền biển đảo
Định vị và vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông. Mặc dù trên bản đồ chỉ là những chấm nhỏ, nhưng đảo hải ngoại này rất quan trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Bước 6: Liên kết với các nước lân cận
Vẽ đường biên giới với các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đặc biệt chú ý đến những con sông lớn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam, như sông Mekong.
Tinh chỉnh và hoàn thiện vẽ bản đồ Việt Nam
Bước 7: Tinh chỉnh chi tiết
Sau khi đã hoàn thành việc vẽ các đặc trưng địa lý, lúc này bạn có thể dễ dàng nhận diện được các khu vực và đặc điểm của bản đồ. Lấy tẩy hoặc gôm, nhẹ nhàng xóa đi những lưới ô vuông thừa, nhưng hãy cẩn thận để không làm mờ hoặc xóa nhầm các chi tiết bạn đã vẽ. Đảm bảo chỉ giữ lại những gì cần thiết giúp bản đồ trở nên sáng sủa và dễ nhìn hơn.
Bước 8: Đánh dấu các điểm nổi bật
Sử dụng hình tròn nhỏ để đánh dấu vị trí các thành phố lớn và điểm du lịch nổi tiếng. Sau đó, viết tên của chúng một cách rõ ràng và tương ứng với mỗi dấu hiệu. Chú ý đến kích thước của chữ, đảm bảo rằng chữ dễ đọc và không che khuất các chi tiết khác trên bản đồ.
Bước 9: Tô màu để làm nổi bật
Sử dụng màu xanh dương để tô phần biển giúp nó phân biệt rõ ràng với đất liền. Màu xanh lục sẽ dùng để tô đất liền, và các màu sáng hơn (như màu xanh lá cây nhạt) để biểu thị các con sông. Khi tô màu, hãy chắc chắn rằng bạn tô đều và không để màu lọt ngoài các đường biên.
Bước 10: Kiểm tra và hoàn thiện
Lúc này, hãy ngồi lại và xem xét cẩn thận bản đồ của mình. Kiểm tra các đường kẻ, tên gọi, và màu sắc có chỗ nào bị sót, không rõ ràng hay không? Cuối cùng, đừng quên viết tên các địa danh quan trọng lên bản đồ một cách rõ ràng và sắc nét.
Trên đây là những thông tin về bản đồ địa chính và cách xem bản đồ địa chính mà Hoatieu chia sẻ.
Mời bạn đọc cùng tham khảo các bài liên quan tại mục Đất đai - Nhà ở mảng Pháp luật nhé.
Tham khảo thêm
Thủ tục cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2024
Thủ tục, lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất 2024
Hành vi cấm Cán bộ, Công chức thực hiện trong lĩnh vực đất đai 2024
04 trường hợp đất lấn chiếm vẫn được cấp Sổ đỏ 2024
Mua đất của bố mẹ bằng giấy tờ viết tay có đúng quy định?
Đặt cọc mua bán nhà đất thế nào để tránh rủi ro?
Cách tính diện tích đất bị xéo 2024 chuẩn xác nhất
Năm 2024, tách sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (PDF)
01/09/2022 2:07:29 CH
Gợi ý cho bạn
-
Những trường hợp không được sang tên Sổ đỏ từ 1/8/2024
-
Mức xử phạt sang tên sổ đỏ không đăng ký biến động đất đai từ 4/10/2024
-
6 trường hợp bị thu hồi sổ đỏ năm 2024 theo Luật đất đai mới nhất
-
Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng 2024
-
Quy định về hạn mức giao đất, chuyển quyền sử dụng đất 2023
-
Mua đất của bố mẹ bằng giấy tờ viết tay có đúng quy định?
-
Mức phạt hành vi bỏ hoang đất theo quy định mới nhất 2024
-
Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp có được phép không?
-
Thủ tục tặng, cho đất đai 2023
-
Tách thửa đất là gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Đất đai - Nhà ở
Đất nông nghiệp và phi nông nghiệp là gì 2024?
Bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu năm 2024?
Tiền bồi thường nhà đất tính theo bảng giá đất hay giá đất cụ thể?
Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi cho thuê nhà
Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ giải quyết thế nào 2024?