Phân biệt công ty cổ phần và công ty hợp danh

Sự khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp là việc làm rất quan trọng. Mời các bạn tham khảo bảng so sánh giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần để biết được ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

Tiêu chíCông ty cổ phầnCông ty hợp danh
Cơ sở pháp líĐược quy định tại chương V Luật Doanh nghiệp 2014Được quy định tại chương VI Luật Doanh nghiệp 2014
Đặc điểm về thành viên/cổ đôngCổ đông có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng tối thiểu là 3, không giới hạn số lượng tối đaCó ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn (có thể là cá nhân, có thể là tổ chức).
Chế độ trách nhiệmCổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệpThành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCN đăng kí thành lập doanh nghiệpCó tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCN đăng kí thành lập doanh nghiệp
Đặc điểm về vốn, phương thức huy động vốnVốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

Được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. có 4 loại cổ phần là cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy động vốn.
Cơ cấu tổ chứcTrừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác, công ty CP được tổ chức theo 1 trong 2 mô hình sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị

Được tổ chức theo mô hình:

Hội đồng thành viên, giám đốc/ Tổng giám đốc.

Người đại diện theo pháp luậtCó thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, được quy định trong điều lệ công ty.

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Các thành viên hợp
Đánh giá bài viết
1 567
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo