Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nhượng quyền trong kinh doanh thực hiện thế nào?
Nhượng quyền trong kinh doanh là vấn đề xảy ra khá phổ biến hiện nay, sở dĩ ai cũng có nhu cầu được kinh doanh và hoạt động theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, xây dựng từ đầu sẽ vất vả hơn rất nhiều so với việc kinh doanh đã có nền tảng. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn Nhượng quyền kinh doanh là gì?
1. Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nhượng quyền kinh doanh là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.
Bản chất của nó có thể hiểu đơn giản là một giao dịch mà trong đó bên nhượng cho phép bên mua (một cá nhân, tổ chức nào đó) kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước của mình.
Đổi lại, bên mua sẽ phải trả một số tiền nhất định hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm cho bên nhượng quyền.
Nhìn chung, các điều kiện trao đổi sẽ tùy theo thỏa thuận của hai bên dựa trên tình hình thực tế và được ghi nhận trong hợp đồng nhượng quyền.
2. Điều kiện nhượng quyền kinh doanh
Điều kiện đối với bên nhượng quyền thương mại
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký và được chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công Thương trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định sau:
- Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Điều kiện đối với bên nhận nhượng quyền
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
3. Thủ tục nhượng quyền kinh doanh
Hồ sơ thực hiện nhượng quyền kinh doanh:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ công thương hướng dẫn.
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ công thương quy định.
- Các văn bản xác nhận về:Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại; Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
- Các văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Thời gian thực hiện
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương sẽ có văn bản thông báo để bên đăng ký biết và kịp thời bổ sung, điều chỉnh;
- Trong trường hợp Bộ Công thương từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
Thông báo thay đổi thông tin đăng ký
Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công thương trong vòng 30 ngày kể từ khi có sự thay đổi một hoặc các nội dung sau:
- Tư cách pháp lý của bên nhượng quyền thương mại;
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Thủ tục và lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Doanh nghiệp
Hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho những doanh nghiệp mới thành lập 2024
5 phương thức hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh online năm 2024
Thủ tục chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
Doanh nghiệp nào được giảm thuế thu nhập từ năm 2021?