Mẫu quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2022-2023

Mỗi trường, mỗi cấp học sẽ xây dựng Mẫu quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh khác nhau. Để xây dựng nên một mẫu quy chế hoạt động của hội phụ huynh hay và đầy đủ nhất, mời các bạn tham khảo mẫu dưới đây.

Hội phụ huynh học sinh trong các nhà trường được lập ra là cầu nối giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để giải quyết các vấn đề ngoài quyền hạn của nhà trường. Biết được nhiệm vụ và quyền hạn của hội phụ huynh học sinh sẽ giúp quá trình hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

1. Quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh là gì?

Quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh là mẫu nêu ra nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động của Ban ĐDCMHS, nhiệm vụ... của hội cha mẹ học sinh trong suốt năm học. Từ đó giúp quá trình hoạt động của hội cha mẹ học sinh diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

2. Trách nhiệm của hội trưởng hội phụ huynh

Trách nhiệm của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. Cụ thể là:

Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học;

Chuẩn bị các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh.

Căn cứ quy định trên, thì nếu như bạn trở thành trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, bạn phải thực hiện:

  • Tổ chức và điều hành cuộc họp cha mẹ học sinh của lớp.
  • Tổ chức và điều hành cuộc họp các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học;
  • Tổ chức, điều hành cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp bất thường do mình đề nghị hoặc do ít nhất 50% số thành viên của Ban đề nghị;
  • Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đã thống nhất;
  • Tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh.

Ngoài ra, nếu như bạn tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thì bạn còn phải đảm nhiệm thêm một trong các nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

3. Mẫu quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh trường mầm non

Mẫu quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh trường mầm non
Mẫu quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh trường mầm non
TRƯỜNG MẦM NON.........CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINHĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
.............ngày ...... tháng ...... năm 20......

QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH

Căn cứ Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) các cấp.

Căn cứ vào kết quả Hội nghị CMHS năm học 2022-2023 và bầu Ban Đại diện CMHS Trường Mầm non .........., Ban Đại diện CMHS Trường Mầm non .........tiến hành xây dựng quy chế hoạt động như sau:

I. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CMHS:

1. Hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp:

a. Tổ chức Ban đại diện CMHS lớp:

Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm triệu tập cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp để cử ra Ban đại diện Cha Mẹ học sinh (ĐDCMHS) lớp. Số lượng Ban ĐDCMHS lớp là 3 thành viên, trong đó một Trưởng ban, một Phó trưởng ban và một Ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban ĐDCMHS lớp bắt đầu từ đầu năm học và kết thúc khi bắt đầu năm học tiếp theo.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban ĐDCMHS lớp:

* Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh;

- Chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

- Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đảm bảo tỷ lệ chuyên cần; giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật.

* Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

- Quyết định việc triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh (theo quy định tại Điều 4 của Điều lệ) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;

- Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp về biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; đặc biệt là chất lượng dạy học;

- Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài trời, dạo chơi, hoạt động tập thể…, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Hoạt động của Ban ĐDCMHS trường:

a. Tổ chức Ban ĐDCMHS trường:

Ban ĐDCMHS trường được cử ra trong cuộc họp toàn thể Ban ĐDCMHS của các lớp vào đầu năm học. Ban ĐDCMHS trường cử ra 6đ/c/tổng số 39 thành viên, có một Trưởng Ban, hai Phó trưởng Ban, 3 thành viên. Mỗi thành viên Ban ĐDCMHS trường được phân công phụ trách một nhiệm vụ cụ thể. Ban ĐDCMHS trường tổ chức họp thường kỳ 3 lần/ năm học; họp toàn thể Ban đại diện các lớp một năm 2 lần. Ngoài ra có thể họp đột xuất nếu có nhu cầu cần thiết, riêng thường trực Ban ĐDCMHS trường sẽ gặp gỡ BGH khi có công việc cần phối hợp thực hiện. Nhiệm kỳ của Ban ĐDCMHS trường là một năm học, bắt đầu từ đầu năm học và kết thúc khi bắt đầu năm học tiếp theo.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban ĐDCMHS trường:

- Phối hợp với Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề ra;

- Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;

- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;

- Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo,

học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học; động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện;

- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

3. Phân công nhiệm vụ Ban ĐDCMHS trường:

Cuộc họp toàn thể Ban ĐDCMHS đầu năm học đã cử các ông, bà sau đây vào thường trực Ban ĐDCMHS trường. Cuộc họp lần thứ nhất đã phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Ban ĐDCMHS trường như sau:

II. QUY CHẾ THU-CHI KINH PHÍ:

1. Thu kinh phí:

- Kinh phí hoạt động của Ban ĐDCMHS trường được thu từ khoản đóng góp tự nguyện của CMHS theo Nghị quyết cuộc họp đầu năm học và các nguồn tài trợ hợp pháp khác nếu có. Ban ĐDCMHS trường nhờ thủ quỹ của trường quản lý kinh phí nói trên. Có lập sổ theo dõi thu, chi và báo cáo kịp thời để công khai trước các kỳ họp của Ban ĐDCMHS trường và các cuộc họp của Ban ĐD CMHS lớp.

- Nội dung thu chi quỹ Hội hoạt động của Ban ĐDCMHS trường gửi Ban ĐDCMHS lớp công khai trong kỳ họp CMHS cuối cùng của năm học hoặc Hội nghị CMHS đầu năm học mới.

2. Chi kinh phí:

- Quỹ Ban ĐDCMHS trường dùng để chi cho các hoạt động chung của học sinh toàn trường theo Nghị quyết cuộc họp đầu năm học. Đối với những khoản chi lớn phải được thông qua Ban ĐDCMHS trường, sau đó mới tiến hành chi. Tất cả các chứng từ thu, chi, đều phải đảm bảo theo quy định của luật ngân sách và phải được Trưởng Ban ĐDCMHS trường phê duyệt và có sự xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường.

Tổng số kinh phí thu được trong năm sẽ chi cho các mục theo như nghị quyết của ban đại diện CMHS đầu năm học.

(Quá trình sử dụng kinh phí, Ban ĐDCMHS trường căn cứ vào tình hình thực tế để chi cho phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc công khai dân chủ, đúng pháp luật)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Quy chế này được áp dụng cho năm học 2022-2023. Tùy điều kiện hoàn cảnh cụ thể, có thể bổ sung Quy chế để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế, nhưng không được trái với thông tư số 55/2011 ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

2. Những ý kiến đóng góp cho Quy chế sẽ được Ban ĐDCMHS trường ghi nhận và chọn lọc bổ sung để Quy chế được hoàn chỉnh hơn.

3. Chỉ có Ban ĐDCMHS trường Mầm non ........ năm học 2022-2023 mới được thay đổi Quy chế này.

Quy chế được triển khai đến các thành viên Ban ĐDCMHS trường, BGH trường Mầm non .......

Nơi nhận:

- Các thành viên BĐDCMHS;

- Ban giám hiệu;

- Lưu hồ sơ ban đại diện CMHS.

TM. BAN ĐẠI DIỆN CMHS

TRƯỞNG BAN

(đã ký)

4. Mẫu quy chế hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2022-2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

...., ngày ...tháng ....năm ...

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG
NĂM HỌC .........

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Mỗi lớp có một ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) do CMHS lớp bầu ra trong buổi họp phụ huynh đầu năm học. Ban đại diện CMHS gồm từ 3 đến 5 người trong đó 1 trưởng ban, 1 thủ quỹ, còn lại là ủy viên.

2. Mỗi trường có một ban đại diện CMHS do các Trưởng ban đại diện CMHS các lớp bầu ra trong Hội nghị CMHS đầu năm. Ban đại diện CMHS của trường gồm từ 5 đến 9 người trong đó 1 trưởng ban, 2 phó trưởng ban, còn lại là ủy viên.

II. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ

1. Ban đại diện CMHS của lớp cũng như của trường họp và phân công nhiệm vụ của từng thành viên, xây dựng kế hoạch và thống nhất các hoạt động của lớp, của trường tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của mỗi lớp, của trường.

2. Mọi hoạt động của Ban phải được CMHS thống nhất, được ghi chép thành biên bản ở mỗi cuộc họp.

3. Trao đổi trực tiếp với BGH những vấn đề bất cập của lớp, của trường trên tinh thần xây dựng, cùng tìm biện pháp giải quyết vì mục tiêu chung.

4. Ban đại diện CMHS của lớp phối hợp với mọi lực lượng giáo dục của nhà trường, đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn của lớp, phối hợp với các CMHS trong lớp hoặc ngoài lớp để kết hợp giáo dục học sinh.

5. Ban đại diện CMHS của trường phối hợp với HĐGD nhà trường để:

6. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội.

7. Huy động mọi lực lượng xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

III. CÔNG VIỆC CỤ THỂ

1. Phối hợp giáo dục đạo đức: Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.

a. Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, kỷ luật.

b. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đặc biệt là luật Giao thông đường bộ….

c. Cùng tham gia và hỗ trợ nhà trường tổ chức tốt các ngày kỷ niệm lớn, các ngày truyền thống và các trương trình hoạt động ngoại khóa của học sinh.

2. Phối hợp hoạt động dạy và học: Là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt mọi hoạt động của Ban đại diện CMHS trong năm học.

a. Tuyên truyền để CMHS nhận thức đúng về mô hình và cách hoạt động của trường, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục trong hoạt động dạy học, hoạt động ngoại khóa và xây dựng môi trường sư phạm xanh sạch đẹp.

b. Năm vững kế hoạch và chương trình hoạt động của trường, lớp.

c. Phối hợp với GVCN để nắm tình hình học tập của học sinh, tuyên dương khen thưởng kịp thời học sinh ngoan, giỏi đặc biệt là học sinh chưa ngoan có tiến bộ, bàn biện pháp kết hợp giáo dục.

d. Phối hợp với BGH đẩy mạnh các hoạt động thi đua dạy tốt và học tốt, quan tâm động viên khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân giáo viên và học sinh có thành tích tốt.

e. Hưởng ứng các hoạt động từ thiện do cấp trên, nhà trường phát động, có kế hoạch giúp đỡ, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi lớp.

IV. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ

1. Trưởng Ban đại diện CMHS lớp trủ trì phối hợp với GVCN dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được đóng góp, tài trợ, hiện vật được biếu tặng và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện CMHS lớp thống nhất ý kiến.

2. Trưởng Ban đại diện CMHS trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí huy động được và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện CMHS trường thống nhất ý kiến.

3. Việc thu chi kinh phí của Ban đại diện CMHS phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, báo cáo công khai tình hình thu chi và quyết toán kinh phí tại cuộc họp CMHS lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện CMHS trường,

4. Ban đại diện chịu trách nhiệm thu, chi và thực hiện chứng từ quyết toán.

5. Nhà trường cử đại diện Ban giám hiệu làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện CMHS trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện CMHS và hoạt động của CMHS.

CMHS TRƯỜNG

BAN ĐẠI DIỆN

5. Mẫu quy chế hoạt động của hội phụ huynh học sinh chi tiết nhất

TRƯỜNG……………

BAN ĐẠI DIỆN PHHS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..............., ngày…..tháng……năm……….

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
NĂM………

Căn cứ vào Thông tư số 55/2011/TT-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11/2011 về việc ban hành điều lệ, Ban đại diện phụ huynh học sinh;

Căn cứ vào điều kiện thực tế và chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm học ................ của trường Mầm non ................;

Để thực hiện tốt phương châm xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước;

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban thường trực đại diện phụ huynh học sinh XD quy chế hoạt động của Ban năm học ................ như sau:

I. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:

1. Mỗi lớp thành lập một Ban đại diện phụ huynh học sinh lớp, toàn trường thành lập một Ban phụ huynh học sinh trường.

2. Mỗi ban PHHS lớp được cử ra 3 ông bà đại diện cho lớp (1 trưởng, 1 phó, 1 ủy viên). Để duy trì hoạt động của ban phụ huynh học sinh của lớp.

3. Ban đại diện phụ huynh học sinh của trường cử ra 3 ông bà (1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 ủy viên) vào Ban thường trực đại diện phụ huynh học sinh để duy trì hoạt động của Ban.

4. Nhiệm kỳ của Ban thường trực và Ban PHHS lớp là 1 năm (được bắt đầu từ đầu năm học cho đến vào đầu năm học tiếp theo).

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THƯỜNG TRỰC VÀ BAN ĐẠI DIỆN PHỤ HUYNH HỌC SINH LỚP.

1. Ban Thường trực đại diện PHHS trường.

- Các ông bà trong Ban Thường trực phải có điều kiện về thời gian, năng lực và nhiệt tình để tham gia công tác của Ban.

- Ban Thường trực làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công, trách nhiệm đến từng cá nhân.

- Chế độ hội họp: Mỗi học kỳ 02 lần, không kể trường hợp bất thường.

* Về nhiệm vụ:

+ Phối hợp với BGH nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban theo Nghị quyết của cuộc họp toàn Ban đại diện mở rộng thông qua.

+ Phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ, thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, động viên CB,GV,NV nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện cho các cháu.

+ Phối hợp với BGH, hướng dẫn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục, đối với PHHS, nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc bảo vệ giáo dục học sinh.

+ Phối hợp với BGH nhà trường tổ chức giáo dục các cháu cá biệt và đồng thời cùng kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để tuyên truyền với phụ huynh của những trẻ đó, nhằm giáo dục về mọi mặt cho trẻ. Giáo dục, đạo đức cho các cháu bồi dưỡng, các cháu học giỏi và ngoan ngoãn tạo điều kiện, giúp đỡ các cháu yếu kém, tạo điều kiện giúp cho những cháu có hoàn cảnh nghèo vượt khó, động viên khen thưởng các cô giáo và các cháu có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập.

+ Ban đại diện Hội phụ huynh là nhịp cầu nối giữa PHHS với nhà trường, sâu sát với cha mẹ học sinh và các cháu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của PHHS, phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc bằng văn bản với BGH nhà trường.

+ Đại diện phụ huynh học sinh kiến nghị với các cấp chính quyền, các ngành chức năng cùng địa phương xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh trật tự, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm giáo viên, học sinh trong và ngoài trường.

+ Tổ chức thăm hỏi gia đình học sinh trong những việc vui, việc buồn và ngày lễ, ngày tết.

+ Nắm thông tin hai chiều kịp thời phản ánh đề xuất với BGH nhà trường, các vấn đề về quản lý các cháu, vấn đề giảng dạy của giáo viên đồng thời gặp gỡ những gia đình có trẻ cá biệt hoặc có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hoặc có vấn đề.

+ Ban đại diện Hội PHHS họp thống nhất nội dung chương trình kế hoạch hoạt động, thống nhất thu chi các khoản lớn, các khoản vận động. Những nội dung này đều có sự tham gia và thống nhất giữa Ban đại diện Hội PHHS, BGH nhà trường và BCH công đoàn trường.

+ Trực tiếp quản lý và sử dụng quỹ phụ huynh và các nguồn thu khác theo dự toán đã được hội nghị Ban đại diện PHHS mở rộng thông qua hợp đồng giao cho thủ quỹ nhà trường giữ hộ và chi hộ quỹ phụ huynh sau khi đã được thống nhất. Trong Ban lập sổ theo dõi thu chi và báo cáo kịp thời để công khai trước các kỳ họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và các cuộc họp phụ huynh của các nhóm lớp.

2. Ban phụ huynh học sinh lớp.

- Có trách nhiệm cùng các cô giáo chủ nhiệm của lớp bàn bạc, thống nhất vấn đề về giáo dục, động viên, đề nghị khen thưởng cho các giáo viên và các cháu có thành tích trong học tập đồng thời nhắc nhở giáo dục các cháu cá biệt của lớp có khuyết điểm, nắm vững thông tin hai chiều giữa gia đình và các cô giáo trong nhà trường. Phản ánh kịp thời những diễn biến của Ban phụ huynh với Ban thường trực.

- Mỗi năm Ban họp ít nhất 3 kỳ, khi có việc cần thiết thì họp bất thường.

* Chi hội trưởng phụ huynh học sinh lớp.

+ Được tham gia các buổi họp Ban thường trực mở rộng để cùng bàn bạc thống nhất, quyết định các nội dung hoạt động của Ban đại diện PH của nhà trường.

+ Mỗi học kỳ ít nhất một lần dự học với lớp để nắm tình hình, ghi nhận những ý kiến của các cháu và động viên các cháu học tập.

+ Trực tiếp duy trì các buổi họp của Ban, tổng hợp các ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh, phản ánh kịp thời với Ban thường trực.

- Phó ban là người thay Trưởng ban giải quyết một số công việc khi được phân công hoặc Trưởng ban vắng mặt.

III. THU VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH.

- Căn cứ vào quy định điều lệ trường Mầm non ban hành theo thông tư số 55/2011/TT-BGD & ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 10 quy định về kinh phí hoạt động của ban đại diện PHHS về việc quản lý và sử dụng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh).

- Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học ................ của nhà trường và đề nghị với BGH thưởng và động viên cho những cán bộ, giáo viên, nhân viên và những trẻ có thành tích xuất sắc trong việc dạy và học.

- Căn cứ vào hướng dẫn của Sở GD và Đào tạo……, Ban thường trực đại diện phụ huynh học sinh đã bàn bạc thống nhất mức thu:

+ Quỹ do phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp (Có thể mức đóng góp cao hơn do phụ huynh tự nguyện).

* Thống nhất sử dụng chi vào các hoạt động sau:

- 50% Ban đại diện phụ huynh các lớp quản lý để chi vào các mục sau: Tổ chức sinh nhật cho các cháu trong lớp, thăm hỏi các cháu ốm đau, hỗ trợ các hoạt động liên hoan văn nghệ của lớp.

- 50% Ban đại diện PH của trường quản lý để chi vào các mục sau:

+ Chi phí tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường bao gồm trang trí kỳ họp đầu năm, nước uống trong các kỳ họp, các chi phí phải thuê mướn như ghế ngồi, âm thanh...; Văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Ban đại diện như giấy, bút, sổ sách theo dõi thu chi.

+ Hỗ trợ cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn khi ốm đau, gia đình có tang chế; Hỗ trợ và tổ chức các hoạt động liên hoan văn nghệ của các lớp vào các dịp lễ khai giảng, tết trung thu, 20/11, tết Nguyên đán, ngày 8/3….

+ Hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa, các hội thi của các cháu do trường và PGD tổ chức, hoạt động hè, ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu…

Cụ thể như sau:

I. PHẦN THU:

Tổng

- Dự kiến trong năm học thu được:

II. PHẦN CHI:

1. Ban đại diện phụ huynh các lớp quản lý:

+ Tổ chức sinh nhật cho các cháu:

+ Thăm hỏi các cháu ốm đau:

+ Hỗ trợ các HĐ liên hoan văn nghệ của lớp:

+ Hỗ trợ tổ chức VN vui tết trung thu cho các lớp:

+ Hỗ trợ tổ chức tết tất niên và gói bánh trưng cho các lớp:

+ Hỗ trợ tổ chức VN mừng ngày nhà giáo VN cho các lớp:

2. Ban đại diện Phụ huynh của trường quản lý:

+ Chi tổ chức các buổi họp định kỳ, đột xuất BĐDPH (cả năm)

+ Hỗ trợ tổ chức VN khai giảng năm học mới cho các lớp:

+ Hỗ trợ TC Hội thi “Chúng cháu vui khỏe” cấp trường:

+ Hỗ trợ TC Hội thi “Chúng cháu vui khỏe”cấp Huyện:

+ Hỗ trợ tổ chức Hội thi BKT cấp trường.

+ Hỗ trợ TC VN và phát thưởng tổng kết cuối năm cho các lớp

Cộng

Lưu ý: Những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng bàn với BGH, BCH công đoàn nhà trường để cùng giải quyết.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

1. Quy chế này được áp dụng trong năm học ................, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể có thể bổ sung quy chế để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế nhưng không được trái với điều lệ trường Mầm non và quy định của Hội khuyền học Việt nam ban hành, kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Điều 10 quy định về kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh về việc quản lý và sử dụng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh).

2. Những ý kiến đóng góp xây dựng quy chế sẽ được Ban đại diện cha mẹ học sinh trường mầm non ................ghi nhận và chọn lọc bổ sung để tiếp tục xây dựng quy chế được hoàn thiện hơn.

3. Chỉ có Ban đại diện cha mẹ học sinh trường mầm non ................năm học ................ mới được thay đổi quy chế này.

Quy chế này được lập thành 03 bản: Nhà trường giữ 01 bản; Ban đại diện cha mẹ học sinh giữ 01 bản để thực hiện, CT công đoàn giữ 01 bản để giám sát./.

T/M. BGH NHÀ TRƯỜNG

Hiệu trưởng

ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH

Trưởng ban

Trên đây là trách nhiệm của hội trưởng hội phụ huynh và Mẫu quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh sử dụng trong các nhà trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, THPT để các bạn tham khảo.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé. 

Đánh giá bài viết
2 22.713
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo