Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội có ứng dụng CNTT ở cấp Tiểu học đã có

Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội có ứng dụng CNTT ở cấp Tiểu học đã có - Đây là Bài tập cuối khóa Module 9 Tiểu học: "Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học" mà giáo viên phải hoàn thành trong bài kiểm tra tập huấn cuối khóa. Mời thầy cô tham khảo gợi ý Sản phẩm cuối khóa module 9 môn Tự nhiên và xã hội: Xây dựng các học liệu số Module 9 dưới đây của HoaTieu.vn để có thêm ý tưởng cho bài làm của mình.

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội có ứng dụng CNTT ở cấp Tiểu học đã có

Các học liệu số phục vụ cho hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội bài: Các thế hệ trong gia đình - TNXH lớp 2 sách KNTT.

- Hoạt động: Dạy bài mới.

- Mục đích:

+ Giúp học sinh kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

+ Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

+ Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.

- Các học liệu:

+ Powpoint, máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

+ Video.

+ Các nguồn web / link phục vụ trò chơi học tập: Quizz.

Tham khảo thêm:

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH

Môn học/Hoạt động giáo dục: Tự nhiên và xã hội; Lớp: 2

Thời lượng thực hiện: (số tiết)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập ( sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).

- HS: SGK; tranh (ảnh) về gia đình mình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Mở video cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nến lung linh.

- Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa

- YC HS quan sát hình trong sgk/tr.6, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi:

? Tranh chụp ảnh gia đình Hoa đang đi đâu?

? Gia đình Hoa có những ai?

? Vậy gia đình Hoa có mấy người?

? Trong gia đình Hoa, ai là người nhiểu tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

? Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống.

Gia d

Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2.

- 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiêu thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

- GV giải nghĩa cụm từ “ thế hệ” là những người cùng mọt lứa tuổi.

- YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:

? Những ai trong sơ đồ ngang hàng nhau?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- GV chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

?Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào?

? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy tế hệ chung sống?

*GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa)

?Những gia đình hai thế hệ thường có những ai?

- GV gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời.

- HS đọc.

- HS nghe.

- HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV.

- HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

- Hs nghe

- HS trả lời: Thế hệ ông bà, thế hệ bố mẹ, thế hệ con.

- HS trả lời:

- HS nghe.

- HS trả lời.

- 2HS đọc.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

- GV yêu cầu HS giới thiêu về gia đình mình. (qua tranh, ảnh mang đi) theo nhóm 4 với nội dung sau:

+ Gia đình em có mấy người? Đó là những ai?

+ Người lớn tuổi nhất trong gia đình là ai? Người ít tuổi nhất là ai?

+ Gia đình em là gia đình có mấy thế hệ?

+ Ngày nghỉ, gia đình em thường làm những gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV hỏi: Gia đình bạn nào có bốn thế hệ? (hoặc Em biết gia đình nào có bốn thế hệ)

- HS giới thiệu về gia đình trong nhóm 4 theo yêu cầu.

- 2 HS đại diện nhóm lên trình bày.

- HS trả lời.

- GV chiếu Powerpoint về hình ảnh gia đình có 4 thế hệ để yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Cách xưng hô giữa các thế hệ rong gia đình như thế nào?

+Nếu em là thế hệ thứ tư thì em sẽ gọi thé hệ thứ nhất là gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.3. Thực hành:

- GV đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình ( có 2; 3;4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình.

- Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ.

- GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình.

+ Giới thiệu về tên mình.

+ Gia đình mình có mấy thế hệ?

+ Giới thiệu về từng thế hệ.

- HS quan sát và trả lời theo ý hiểu.

- HS quan sát và lựa chọn sơ đồ.

- HS làm việc cá nhân.

- HS lên chia sẻ.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Qua bài học con hiểu thế nào là gia đình có 2( hoặc 3 thế hệ).

- GV nhận xét tiết học.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
5 7.465
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm