Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài
Viết đoạn văn trình bày luận điểm về việc học và hành
Từ xưa đến nay, học luôn đi đôi với hành là phương thức giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn, vận dụng tốt hơn vào thực tiễn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài siêu hay giúp chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành.
Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài luôn là chân lý đã được rất nhiều người áp dụng và thực hiện để nâng cao vốn kiến thức và phát triển bản thân. Sau đây là các mẫu đoạn văn suy nghĩ về học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý đoạn văn Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài
Mở đoạn: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.
Thân đoạn:
- Giải thích: “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Ý cả câu khuyên nhủ chúng ta nên thực hiện phương pháp học đi đôi với hành.
- Phân tích những ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp này cũng như tác động to lớn của nó đối với đời sống con người.
Kết đoạn: Khái quát lại giá trị, vai trò của phương pháp này đối với con người.
2. Đoạn văn mẫu Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài
“Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.
3. Đoạn văn Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài
Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức. Học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như Toán, Lý, Hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian bạn sẽ quên đi những kiến thức đã học vì bạn không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu bạn có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có một số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.
4. Đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài
Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử câu nói này đã chứng minh tính chân lý của nó. Một trong những phương pháp học đúng đắn là học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Bởi lý thuyết và thực hành luôn là hai phạm trù tạch biệt nhưng lại luôn đi cùng nhau và bổ trợ cho nhau để tạo nên một chủ thể hoàn chỉnh nhất. Học lý thuyết là để chúng ta nắm được những khái niệm, cấu tạo hay bản chất của một sự vật sự việc để từ đó áp dụng vào thực hành. Làm bài tập chính là cơ hội để lý thuyết được củng cố, được khắc sâu hơn. Khi ấy ta mới chinh phục được lý thuyết, chinh phục được vấn đề đã học, để lý thuyết không chỉ là những con chữ vô hồn trên trang giấy trắng. Không những thế, làm bài tập còn giúp lý thuyết được nhận thức hơn, sâu sắc hơn, bản chất trở nên rõ ràng hơn. Tục ngữ xưa cũng từng nhắc nhở con người rằng "Trăm hay không bằng tay quen". Vì vậy, nhất thiết phải học kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Cinderella
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 9 mẫu phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
Đề 1 bài viết số 6 lớp 8 (5 mẫu)
Bộ đề thi Văn lớp 8 học kì 2 năm 2024 có đáp án
Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
Bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm lớp 8 đủ 4 đề
Top 16 mẫu viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
Top 11 bài kể về một kỉ niệm đáng nhớ ngắn gọn lớp 8
- Ngân LêThích · Phản hồi · 4 · 19/04/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 8
Xác định đề tài văn bản Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày
Đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài Chiều hôm nhớ nhà
Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
Đoạn văn cảm nhận về một trong 3 nhân vật Quang Trung, Hoài Văn, Anh Ba
Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ Cánh Diều
Soạn bài Nói và nghe lớp 8 trang 97 tập 2