Viết đoạn văn chủ đề Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam là nội dung câu hỏi phần Kết nối đọc viết trang 139 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là một số mẫu viết đoạn văn về chủ đề Múa rối nước hay và ngắn gọn sẽ là nội dung tham khảo để các bạn hoàn thiện phần Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân thuộc Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian SGK ngữ văn 10 tập 1 KNTT.

1. Viết đoạn văn về chủ đề múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam - mẫu 1

Viết đoạn văn về chủ đề múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam

2. Viết đoạn văn về chủ đề múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam - mẫu 2

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe về bộ môn múa rối nước, đây là loại hình nghệ thuật được xem là món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam. Bộ môn này hình thành từ thời xa xưa, gắn với nếp sống, nếp sinh hoạt và cách cảm cách nghĩ của con người Việt Nam. Chúng được hình thành từ những người nghệ nhân chân chất, từ ao làng, mái đình, mái chùa cổ kính, đến cả những nguyên liệu để làm ra con rối cũng từ gỗ sung, những thứ dân dã và gần gũi với làng quê Việt Nam. Bước ra từ đồng ruộng, thôn quê, với những gì thân thuộc nhất với con người Việt Nam, ngày nay, múa rối nước đã đi vào thành phố, vào nhà hát, trung ương,… nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng ở nơi mà nó ra đời, vẫn là bộ môn nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Viết đoạn văn về chủ đề múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam - mẫu 3

Múa rối nước là một món quà tuyệt diệu đến từ những cánh đồng lúa nước Việt Nam. Múa rối nước gắn liền với nền văn minh lúa nước của vùng châu thổ Đồng bằng sông Hồng. Không ai biết nó ra đời chính xác vào thời điểm nào, bởi nó đã len lỏi, xâm nhập vào từng thôn xóm rồi nở rộ giữa cảnh sinh hoạt đời thường. Múa rối nước phản ánh rõ nét cuộc sống của người dân chốn thôn quê. Chính vì vậy, múa rối nước thường được tổ chức vào các buổi hội làng, các dịp lễ Tết để mọi người đều có thể góp vui. Thủy đình là không gian biểu diễn đặc trưng của nghệ thuật múa rối nước với ao làng, mái chùa cong, mành tre, cờ phướn, võng lọng,... Không gian biểu diễn đã tái hiện khung cảnh làng xã của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Con rối được chế tạo, gọt đẽo với nhiều hình thù, màu sắc rực rỡ từ loại gỗ sung. Các loại đàn cụ truyền thống như trống mỗ, kèn sáo,... cũng góp phần vào thành công của buổi diễn. Tất cả đã tạo nên màn trình diễn điêu luyện, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 814
0 Bình luận
Sắp xếp theo