Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 112 KNTT tập 1
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 112 Kết nối tri thức tập 1
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 - Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần tỉnh lược trong văn bản trang 112 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Kết nối tri thức. Sau đây là hướng dẫn chi tiết giúp các em học sinh nắm được cách trả lời các câu hỏi phần Thực hành tiếng Việt trang 112 SGK văn 10 tập 1 KNTT.
Soạn văn 10 KNTT tập 1 trang 112
Câu 1 trang 112 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Đọc đoạn văn viết về tác giả Hô-me-rơ, sử thi I-li-at cùng đoạn giới thiệu đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (tr.103-104) và cho biết:
a. Tại sao lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép?
b. Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung gì?
c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] ở đoạn văn từ "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là" đến "sáng tác nghệ thuật đời sau" có ý nghĩa gì?
Trả lời
a. Vì đoạn trích dẫn này được tách ra thành một phần riêng độc lập với văn bản chính chứ không phải được trích dẫn trực tiếp với văn bản nên không cần ngăn cách bởi dấu ngoặc kép
b. Câu văn có nội dung phản ánh sức ảnh hưởng của cảnh Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác trong sử thi đối với những sáng tác cùng thể loại sau này.
c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] ở đoạn văn từ "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là" đến "sáng tác nghệ thuật đời sau" là phần bị tỉnh lược của văn bản
Câu 2 trang 112 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Đọc đoạn văn trong phần 2 đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, từ câu “Thế là Đăm Săn ra đi” đến “chày của tù trưởng giàu có này giã gạo trông cứ lấp la lấp lánh” và cho biết:
a. Phần cước chú ở chân trang bao gồm những nội dung gì, được trình bày bằng hình thức như thế nào? Cho biết chức năng, tác dụng của những thông tin đó.
b. Đoạn văn có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc những loại nào?
Trả lời
a. Phần cước chú ở chân trang bao gồm những giải thích về những khái niệm được nhắc tới trong văn bản.
Chúng được trình bày theo hình thức tách riêng với văn bản chính, in dưới chân trang và không sử dụng dấu ngoặc kép khi trích dẫn cước chú.
Chức năng, tác dụng của những thông tin đó: cung cấp thông tin, giải thích về những khái niệm không phổ biến được nhắc tới trong văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn.
b. Đoạn văn có 2 cước chú, cả 2 cước chú đều thuộc loại cung cấp thông tin và được thể hiện dưới dạng con số trong ngoặc kép đặt phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.
Câu 3 trang 112 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.
Trả lời
Một số cước chú, tỉnh lược trong các văn bản đã học:
a. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới:
(*) Nhan đề do người biên soạn sách giáo khoa đặt
(1) Ngọc Hoàng: còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế, vua trên trời. Những danh xưng này được đặt ra và cố định hóa ở thời trung đại, trong quá trình thần trụ Trời được tôn giáo hóa.
b. Tê-dê:
Chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”
c. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:
[…] Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng:
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn phân tích chi tiết đặc sắc nhất trong đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
Top 5 bài Phân tích Thu hứng lớp 10 siêu hay
Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
Soạn Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời lớp 10 Kết nối tri thức
Phân tích nhân vật Ăng Đrô Mác
Tóm tắt Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
(3 đề) Mùa xuân chín đọc hiểu
Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại?
Gợi ý cho bạn
-
Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
-
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích
-
Top 4 mẫu đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù siêu hay
-
Soạn Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời lớp 10 Kết nối tri thức
-
Phân tích bài Bảo kính cảnh giới (4 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 10 KNTT
Thực hành đọc Tính cách của cây
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
Phân tích chùm thơ Haiku Nhật Bản lớp 10 (hay chọn lọc)