Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức

Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức. Tại sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Vai trò của thực tiễn với nhận thức là gì?

1. Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức

Sau đây, Hoatieu.vn đưa ra ví dụ về thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Ví dụ 1: Để chống lại Covid 19, nhiều nước đã cố gắng sản xuất ra vaccine chống thứ bệnh này. => Xuất phát từ thực tiễn bệnh dịch đang có chiều hướng nghiêm trọng, nguy hiểm cho sự sống của con người nên các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra các loại vaccine để cứu con người khỏi tay loại dịch này

Ví dụ 2: Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy... Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường

Ví dụ 3: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mọi người đã tạo ra chiếc của cách âm, các vật liệu cách âm

2. Tại sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức?

Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức

Chúng ta nói thực tiễn là mục đích của nhận thức bởi tất cả các lí luận, tri thức chỉ có giá trị khi chúng được vận dụng vào thực tiến, nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của con người và cải thiện đời sống của người dân.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn, không đi đôi với thực tiễn thì chỉ là lý luận suông.

Các lý luận được áp dụng vào thực tiễn thì mới là lý luận sống.

Do đó, thực tiễn là mục đích của nhận thức

3. Vai trò của thực tiễn với nhận thức

Bên cạnh vai trò là mục đích của nhận thức, thực tiễn còn có các vai trò sau:

3.1 Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức

Con người muốn tồn tại thì phải lao động sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sản xuất con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.

Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học.

3.2 Thực tiễn là động lực của nhận thức

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.

Trong hoạt động thực tiễn, con người dần tự hoàn thiện bản thân mình, các giác quan của con người ngày càng phát triển. Do đó, làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 27.552
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm